Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Giám sát, đánh giá hoạt động doanh nghiệp nhà nước

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần cho cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài.

1. Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm các mục tiêu sau:

Bài viết hiện tại: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Giám sát, đánh giá hoạt động doanh nghiệp nhà nước

1) Chuyển đổi những công ty nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lí nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

2) Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp;

3) Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

2. Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Để tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả.

Các quy chế này được ban hành với mục đích giám sát nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyên khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.

Trong quá trình thực hiện, những quy định nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế chưa đạt được mục tiêu của hoạt động giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, ngày 25/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 kèm theo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh ưa hoạt động đàu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc đánh giá, xếp loại, báo cáo và công khai hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương VII và Chương VIII Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và được cụ thể hoá tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ. Nghị định này quy định về chủ thể giám sát, nội dung giám sát, phương thức tổ chức giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước cũng như giám sát tài chính và việc công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước, của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của Bộ Tài chính.

3. Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước luôn được xác định là nhằm:

– Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong độ có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.

– Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đôi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.

Bài viết liên quan: 03 cách kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất

– Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nghị định không khống chế quyền mua cổ phần của các nhà đầu tư và quy định rõ một số điểm như: quy định cụ thể phương thức bán cổ phần; nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần với gỉá ưu đãi… Việc tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp cổ phần hoá đã tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia, cơ chế đấu giá cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp đã được đánh giá một cách đầy đủ, sát với thị trường. Khắc phục được tình trạng khép kýn trong việc cổ phần hoá theo cơ chế trước đây và tăng thu cho Nhà nước.

Xem thêm:   Tử vi tuổi Kỷ Tỵ 1989 nam mạng năm 2021 - Điện máy kim biên

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, cụ thể như: đối tượng cổ phần hoá chưa bao gồm cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chưa qũy định một cách đầy đủ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất; việc cho phép các nhà đâu tư chiến lược frong nước được giảm giá 20% so với giá đấú bình quân tạo ra sự không bình đẳng với các nhà đầu tư khác; một số quy định trong cơ chế đấu giá chưa phù hợp với việc phát hành cổ phần lần đầu của doanh nghiệp có quy mô lớn; quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá chưa gắn kết việc cổ phần hoá với giải quyết chính sách lao động dôi dư của bản thân doanh nghiệp và chưa khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong cổ phần hoá chưa quy định cụ thể, đặc biệt là quyết định phương án cổ phần hoá cũng như việc xử lý sai phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Vì vậy, ngày 16/11/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, Nghị định mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá; đưa ra các phương thức bán cổ phần như đấu giá, bảo lãnh phát hành, bán thoả thuận; quy định các nguyên tắc cần tuân thủ đối với từng phương thức bán cổ phần để đảm bảo gắn với thị trường, tránh thất thoát vốn nhà nước; bổ sung quy định về trách nhiệm của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong việc tham gia vào quá trình cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện, một số cơ chế chính sách pháp luật về đất đai chưa thực sự khả thi nên có nhiều vướng mắc trong thực tiễn như: việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo mức giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ừên thị trường .trong điều kiện bình thường theo quy định của Luật Đất đai không hợp lý nên không khả thi (nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá gặp vướng mắc khi xác định giá đất theo giá thị trường do UBND cấp tỉnh không xác định được); chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược chưa linh hoạt, chưa hấp dẫn nên chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng như ngoài nước tham gia; chính sách bán cổ phần cho người lao động ữong doanh nghiệp cổ phần hoá chưa thực sự tạo điều kiện để thu hút và gắn bó người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động giỏi, có trình độ; việc xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai cổ phần hoá (cơ quan tư vấn cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp…) và xử lý vi phạm còn hạn chế.

Tiếp đó, ngày 16/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thay thế các Nghị định cũ. Đây là văn bản hiện còn hiệu lực quy định về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, đối tượng cổ phần hoá được mở rộng hơn, bao gồm:

a) Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

b) Công ty TNHH một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH một thành viên;

d) Công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).

Từ căn cứ trên ta thấy, các doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo đủ hai điều kiện là không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ (Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kì) và còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính, đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Xem thêm:   Kim loại nặng nhất, Kim loại nhẹ nhất hiện nay

Đối tượng được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm: Nhà đầu tư trong nước (được quyền mua cổ phần với số lượng không hạn chế), trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điêu 6 Nghị định này; Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật.

Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đã quy định đảm bảo gắn trách nhiệm và chế tài, bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược. Theo đó, nhà đầu tư đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược phải có các điều kiện, như có đủ tư cách pháp nhân; có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất phải có lãi, không có lỗ lũy kế đặc biệt phải có cam kết bằng văn bản khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược trong việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong thời gian ít nhất 3 năm; không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 3 năm; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hoá ttong việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực… Nếu không thực hiện các cam kết phải có nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm.

Quy trình bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai với giá bán không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai. Việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hoá.

Qua gần 30 năm triển khai thực hiện, việc sắp xếp, đổi mới và cổ phân hoá doanh nghiệp nhà nước, cơ chế chính sách về sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng cổ phần hoá, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện. Việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được khoảng 6.400 doanh nghiệp. Trong đó: cổ phần hoá khoảng 3.700 doanh nghiệp; giao hơn 200 doanh nghiệp cho người lao động; bán 150 doanh nghiệp; giải thể, phá sản gần 400 doanh nghiệp. Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được sắp xếp, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển theo lĩnh vực, ngành nghề cũng như xu hướng phát triển kinh tế – xã hội qua từng giai đoạn theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Việc sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được thực hiện phù hợp với tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời ki. Trong đó, cổ phần hoá là hình thức sắp xếp doanh nghiệp chủ yếu và làm thay đổi cơ bản tư duy quản lý kinh tế, phương thức quản lý, quản trị tại doanh nghiệp; nâng cao tính minh bạch, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp, cổ phần hoá từng bước được nâng cao. Việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng tạo thêm nguồn thu cho Nhà nước để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Lao động dôi dư ở các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá tiếp tục được hưởng chính sách frợ cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố trí việc làm mới tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc tự thu xếp công việc mới đã góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, cổ phần hoá, duy trì ổn định xã hội.

Kế thừa các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ quy định về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đã quy định các hình thức chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thu hồi vốn nhà nước để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đồng thời thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan: Lầu xanh đổi tên miền

Điêu 37 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại nhằm giảm số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước gồm: cổ phần hoá; Bán toàn bộ doanh nghiệp; Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty TNHH hai thành viên ưở lên (Hiện nay, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định của Nghị định Số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 128/2014/NĐ-CP của Chính phủ).

Xem thêm:   Lệ phí trước bạ nhà đất là gì bạn đã biết chưa?

Các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước gồm: Hợp nhất; Sáp nhập, Chia tách doanh nghiệp; Giải thể, Phá sản doanh nghiệp. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Việc phá sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

4. Trong trường hợp hai công ty có cùng người đại diện ký kết hợp đồng thì xử lý như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Phạm vi đại diện như sau:

“3. … người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trường hợp đồng thời là người đại diện của cả 2 công ty thì không được đại diện cho cả 2 bên ký tên trên cùng một hợp đồng. Thay vào đó có thể giải quyết bằng cách ủy quyền cho cấp phó (người có chức vụ trong công ty) của 1 trong 2 công ty để ký các hợp đồng với bên còn lại.

5. Trường hợp mở văn phòng đại diện khác tỉnh với trụ sở cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh so với trụ sở được quy định như sau:

“Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; thông báo địa điểm kinh doanh:

  1. Công ty có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Công ty có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”

Cụ thể tại khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về thủ tục đăng ký văn phòng đại diện trong nước, công ty gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho công ty. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho công ty và nêu rõ lý do.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!