Một số nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

1. Khái niệm công tác kiểm tra

Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Bài viết hiện tại: Một số nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng

Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách chủ động, thường xuyên, có chương trình, kế hoạch và hiệu quả.

– Nguyên tắc kiểm tra: Các cấp ủy đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Đảng.

– Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra, tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Đảng viên thực hiện kiểm tra theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Kiểm tra là phải xem xét tình hình thực tế, xem lại hồ sơ tài liệu, cần thiết là phải thẩm tra, xác minh, có kết luận đúng sai cụ thể.

2. Khái niệm công tác giám sát 

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

– Nguyên tắc giám sát: Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng và thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công.

– Việc giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy định của Điều lệ Đảng.

Giám sát của Đảng có giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.

3. Phân biệt giữa kiểm tra và giám sát

* Giống nhau:

– Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng, do cấp ủy, TCĐ và ủy ban kiểm tra thực hiện.

– Nội dung kiểm tra và giám sát: Đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Đối tượng kiểm tra, giám sát: Đều là tổ chức đảng và đảng viên.

– Mục đích kiểm tra, giám sát: Đều nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

– Định kỳ đều có báo cáo với cấp ủy theo quy định về tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

* Khác nhau:

a- Về mục đích:

– Giám sát: Là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.

– Còn mục đích của kiểm tra: Là để làm rõ đúng, sai. Sau khi kiểm tra phải kết luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý). Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý (nếu có).

b- Về đối tượng:

– Đối với kiểm tra: Đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.

– Đối với giám sát: Đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được TCĐ có thẩm quyền phân công.

c- Về phương pháp và hình thức:

– Giám sát: Không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật như một cuộc kiểm tra. Thông qua giám sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản ánh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời chấn chỉnh, sữa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.

Xem thêm:   Bản Mô Tả Công Việc Là Gì? Cách Xây Dựng Bản Mô Tả Công Việc 2021 - Hotelcareers.vn

– Còn phương pháp kiểm tra: Là tiến hành theo quy trình; thành lập tổ (hoặc đoàn) kiểm tra; coi trọng thẩm tra, xác minh; sau khi có kết luận cuộc kiểm tra, có đánh giá, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý); công tác kiểm tra có chủ thể là đảng viên vừa có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.

Bài viết liên quan: đầu cơ tích trữ – Wiktionary tiếng Việt

* Như vậy, giám sát và kiểm tra có mối quan hệ tác động lẫn nhau: Muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát theo dõi, xem xét tình hình thực tế của đối tượng được giám sát; muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường xuyên thực hiện việc giám sát.

4. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy

a. Công tác kiểm tra của cấp ủy (Cấp ủy kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảng)

* Công tác kiểm tra của đảng ủy cơ sở:

Hằng năm, UBKT đảng ủy cơ sở và các đồng chí được phân công phụ trách công tác kiểm tra của đảng ủy cơ sở tham mưu cho cấp ủy xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện.

Nội dung kiểm tra:

1. Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước.

2. Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

3. Việc lãnh đạo chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

4. Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ.

5. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đảng viên và nhân dân.

6. Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức  đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.

* Công tác kiểm tra của đảng ủy bộ phận:

Đảng ủy bộ phận có trách nhiệm kiểm tra chi bộ và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình như công tác kiểm tra của đảng ủy cơ sở.

* Công tác kiểm tra của chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ thuộc đảng bộ bộ phận)

Chi bộ thực hiện kiểm tra tương tự như đảng ủy cơ sở, nhưng cần tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và theo 4 nhiệm vụ đảng viên.

b. Công tác giám sát của cấp ủy cơ sở

* Công tác giám sát của đảng ủy cơ sở:

Hằng năm, UBKT đảng ủy cơ sở và các đồng chí được phân công phụ trách công tác kiểm tra của đảng ủy cơ sở tham mưu cho cấp ủy xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện.

Nội dung giám sát đối với chi bộ trực thuộc:

1. Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước.

2. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền của đảng viên.

3. Việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú.

Nội dung giám sát đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

* Công tác giám sát của đảng ủy bộ phận:

Đảng ủy bộ phận thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và do đảng ủy cơ sở giao. Nội dung, đối tượng giám sát như của đảng ủy cơ sở.

* Công tác giám sát của chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ thuộc đảng bộ bộ phận)

Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Xem thêm:   Mã Quốc gia hoặc Lãnh thổ: UPS

5. Công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra

Ủy ban Kiểm tra của đảng ủy cơ sở thực hiện theo Điều 32 Điều lệ Đảngó 6 nhiệm vụ:

1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3. Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của ban chấp hành Trung ương.

4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.

5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng

6. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

(Đây là 6 nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp cần phân biệt rõ với nội dung kiểm tra, giám sát của cấp ủy).

* Hướng dẫn thêm về nghiệp vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm:

1. Khái niệm: Dấu hiệu vi phạm là những hiện tượng cho thấy có sự không tuân theo hoặc làm trái những điều quy định.

– Khi có dấu hiệu vi phạm là khi có biểu hiện việc không tuân theo hoặc làm trái những điều quy định mà đã phát hiện và nhận biết được.

– Đảng viên có dấu hiệu vi phạm là đảng viên có những hiện tượng cho thấy có sự không tuân theo hoặc làm trái tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

– Dấu hiệu vi phạm mới chỉ là hiện tượng, chưa phải là bản chất nên đảng viên có dấu hiệu vi phạm chưa phải là đảng viên sai phạm. Chỉ khi nào kết quả kiểm tra kết luận có sai phạm thì đảng viên đó mới là đảng viên sai phạm cần xem xét để có hình thức xử lý kỷ luật.

2. Nội dung

Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên; nhiệm vụ đảng viên được quy định ở Điều 1, Điều 2 và Điều 12 Điều lệ Đảng. Phải căn cứ đảng viên có dấu hiệu vi phạm vấn đề gì trong các nội dung trên thì xác định đó là nội dung cần kiểm tra, kết luận.

Chú ý: Cần kiểm tra các dấu hiệu vi phạm chủ yếu sau:

Bài viết liên quan: deposit account

Việc chấp hành nghi quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Việc chấp hành nhiệm vụ được giao.

– Việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về những việc mà đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.

– Việc giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng.

– Việc giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ.

6. Quy trình thực hiện một cuộc kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra

 Cấp ủy và ủy ban kiểm tra cơ sở tiến hành một cuộc kiểm tra (hoặc giám sát) theo quy trình sau:

1- Căn cứ chương trình kiểm tra, giám sát từ đầu năm (của cấp ủy và UBKT)

2- Có quyết định của một cuộc kiểm tra (hoặc giám sát)

3- Kế hoạch 1 cuộc kiểm tra (hoặc giám sát)

– Mục đích, yêu cầu

– Nội dung kiểm tra

– Đối tượng kiểm tra

– Thời gian kiểm tra

– Cách thức tiến hành

(Kèm theo lịch làm việc cụ thể)

4- Nhận báo cáo của đơn vị được kiểm tra (tổ chức đảng cấp dưới xây dựng báo cáo)

5- Biên bản làm việc giữa đoàn (tổ) kiểm tra (hoặc giám sát) và đơn vị được kiểm tra (hoặc giám sát).

6- Đoàn (tổ) có báo cáo kết quả 1 cuộc kiểm tra (hoặc giám sát)

7- Cấp ủy hoặc UBKT báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát)

Xem thêm:   Tử Vi Tuổi Ất Hợi 2021 - Nam Mạng 1995 nam mạng

8- Thông báo kết luận của cuộc kiểm tra (hoặc thông báo kết quả của cuộc giám sát)

* Lưu ý: Việc lưu trữ một bộ hồ sơ cuộc kiểm tra (hoặc giám sát) theo thứ tự: mục lục hồ sơ; tất cả các văn bản trên (văn bản nào phát sinh trước thì lưu trước, có đánh số trang lưu đến khi kết thúc) và chứng từ kết thúc.

II. Một số văn bản của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng

 – Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

– Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW ngày 21/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

– Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.

– Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW ngày 22/3/2018 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương “Thực hiện một số điều của Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.

Quy định 102 bổ sung mới

Điều 3. Thời hiệu xử lý kỷ luật

1- Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:

– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

b) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

2- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!