Tổ chức tín dụng là gì ? Quy định về tổ chức tín dụng

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung Ứng các dịch vụ thanh toán. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm về tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật hiện nay, cụ thể:

1. Quy định chung về tổ chức tín dụng

Về mặt kinh tế, đối tượng kinh doanh chính, mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là tiền tệ và đó là dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.

Bài viết hiện tại: Tổ chức tín dụng là gì ? Quy định về tổ chức tín dụng

Về mặt pháp lí, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.

Căn cứ vào phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tín dụng được phân chia làm hai loại: tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tổ chức tín dụng là ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được cung cấp dịch vụ thanh toán.

Căn cứ vào các hình thức sở hữu, tổ chức tín dụng được chia thành các loại sau:

1) Tổ chức tín dụng nhà nước;

2) Tổ chức tín dụng cổ phần;

3) Tổ chức tín dụng hợp tác;

4) Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Khái niệm tổ chức tín dụng

Khi nền sản xuất hàng hoá hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời. Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện những tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động thu nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác, người ta gọi chúng là các tổ chức tín dụng. Ngày nay, các tổ chức tín dụng với nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, đối với tổ chức tín dụng kinh doanh đa năng tổng hợp ngoài các hoạt động nghiệp vụ truyền thống còn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh không truyền thống khác như kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bảo hiểm,….. ở nước ta. Căn cứ theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/6/2010 quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tỉn dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vỉ mô và quỹ tín dụng nhân dân”.

Xét về mặt bản chất thì tổ chức tín dụng là doanh nghiệp. Tuy vậy, tổ chức tín dụng có những đặc điểm riêng mà dựa vào đó có thể nhận biết, phân biệt chúng với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác trong nền kinh tế.

Xem thêm:   Win 7 Coem Là Gì – Các Hình Thức Cấp Phép Windows 10 Từ Microsoft

Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.

Bài viết liên quan: Em hiểu thế nào là yếu tố kì ảo?? câu hỏi 10651 – hoidap247.com

Thứ hai, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nội dung kinh doanh chủ yếu của tổ chức tín dụng là kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Đặc điểm này có ý nghĩa quyết định đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với việc tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Bởi vì, hoạt động ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện phần lớn là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do tính kéo dài của các quan hệ kinh doanh. Những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thường có tính phản ứng dây chuyền. Chẳng hạn, một tổ chức tín dụng cho vay không thu hồi được vốn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Những người gửi tiền khác có thể do tâm lí hoang mang mà đồng loạt đến các tổ chức tín dụng rút tiền gửi, đẩy các tổ chức tín dụng vào tình trạng thiếu khả năng chi trả…

Thứ ba, tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng (Cụ thể là Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010).

Ngày nay ở các quốc gia, các nhà nước đều giao cho ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng và các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước là dấu hiệu để nhận dạng tổ chức kinh tế là tổ chức tín dụng. Bởi vì, theo phân cấp quản lí nhà nước, các tổ chức kinh tế kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khác chịu sự quản lí nhà nước của các cơ quan nhà nước khác. Chẳng hạn, công ty chứng khoán chịu sự quản lí nhà nước của Uỷ ban chủng khoán nhà nước, các tổ chức kinh doanh thương nghiệp chịu sự quản lí nhà nước của Bộ công thương V.V..

Do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nên Nhà nước có các quy định áp dụng riêng cho các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất sở hữu của từng tổ chức tín dụng cụ thể mà các bộ phận pháp luật khác có liên quan được áp dụng. Ví dự’. Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật về ngân hàng vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp công ty cổ phần.

Thông thường đạo luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng ở các nước quy định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật đổi với tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Ví dụ:

– Điều 2 Luật ngân hàng thương mại của Trung Quốc năm 1995 quy định: Ngân hàng thương mại được thành lập theo Luật ngân hàng thương mại và Luật công ty của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

– Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam năm 2010 quy định:

Điều 3. Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và các luật có liên quan

Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức và hoạt động của chi nhảnh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tẻ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động… thì áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điểu ước quốc tế đó ”.

3. Các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên hình thức nào?

Tổ chức tín dụng được hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể được quy định như sau:

Xem thêm:   Thủy kích là gì và cách xử lý khi xe ngập nước

“Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn”.

Như vậy:

– Đối với Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

– Đối với Ngân hàng nhà được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

– Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Đối với các tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng được thành lập với 100% vốn nước ngoài thì được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Với những ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân được thành lập dưới các hình thức hợp tác xã.

– Những tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Các tổ chức tín dụng có các quyền gì?

Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định các quyền của tổ chức tín dụng bao gồm: Quyền tự chủ hoạt động và quyền hoạt động ngân hàng.

Bài viết liên quan: Tai nạn lao động là gì ? chế độ trợ cấp khi xảy ra tai nạn lao động ?

Quyền tự chủ hoạt động được quy định tại Điều 7 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể như sau:

“Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật”.

Quyền hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể như sau:

“Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng

1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Xem thêm:   year-on-year

2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.

5. Ai là người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng?.

Người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại Điều lệ của các tổ chức tín dụng và phải đảm bảo là một trong những người sau đây:

– Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.

– Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

Người đại diện theo pháp luật của các tổ chức tín dụng, phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp nếu người đó vắng mặt tại Việt Nam thì phải ủy quyền cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể như sau:

“Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng

1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình”.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng hay tổ chức tín dụng – Hãy gọi ngay: updating để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!