Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng khi mua nhà đất không?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

THONGKENHADAT: Luật Đất Đai 2013 với bài viết: Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không? việt kiều có được mua đất không, việt kiều đứng tên nhà đất như thế nào được chúng tôi cập nhật mới nhất vào ngày 2021-05-18 06:10:08, đây là thông tin cập nhật mới nhất hiện nay.

Bài viết hiện tại: Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng khi mua nhà đất không?

Vậy, việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện. Vậy, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? nếu có thì cần đáp ứng điều kiện kiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.

Bài viết liên quan: Điều 210 Luật Đất đai năm 2013

Giải thích từ ngữ: Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Việt kiều gồm những ai?

Thuật ngữ “Việt kiều” được người dân sử dụng khá phổ biến dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài; dù vậy, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định trong các văn bản pháp luật.

Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 nhóm:

– Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

Xem thêm:   Mua đất bằng giấy tờ viết tay có hợp pháp không ? Khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào ?

– Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không?
Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? (Ảnh minh họa) 

Việt kiều có được mua đất không? Hay mua nhà không?

Để trả lời cho câu hỏi “người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng hay không?” cần tìm hiểu thông qua 02 quy định sau:

Bài viết liên quan: 7 trường hợp từ chối cấp Sổ đỏ và cách xử lý người dân cần biết mới nhất

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nếu đủ điều kiện:

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

* Đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể:

Phải có giấy tờ theo quy định sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng mỗi quyền sử dụng đất (không được mua riêng đất), trừ trường hợp thửa đất đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

Xem thêm:   Đất 50 năm là gì? Đất 50 năm có bị thu hồi không, làm sổ đỏ như thế nào?

2. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam

* Có quyền được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng:

Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bài viết liên quan: Người dân được đền bù như thế nào khi nhà nước thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất ?

* Thông tin thể hiện trên bìa Sổ đỏ, Sổ hồng:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”

Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về việc “Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không?” Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng đối với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Xem thêm:   luật đất đai mới nhất năm 2021
ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

👉 Các bạn cũng có thể xem đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến Luật đất đai tại link bên dưới để biết rõ hơn các quy định của pháp luật giúp giao dịch mua bán nhà đất bất động sản an toàn hơn trong tương lai: LUẬT ĐẤT ĐAI

Bạn vừa xem thông tin về luật đất đai mới nhất với bài viết: Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không? được chúng tôi xuất bảng vào ngày 2021-05-18 06:10:08

Các từ khóa tìm kiếm với bài viết Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?:

Các bạn có thể tìm kiếm thông tin theo các từ khóa sau đây: Luật đất đai 2013 2021-05-18 06:10:08, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không? mới nhất, Thông tinViệt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?, Tìm hiểu Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?, việt kiều có được đứng tên nhà đất,việt kiều có được đứng tên quyền sử dụng đất,  việt kiều có được đứng tên sổ đỏ, việt kiều có được mua đất không.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Luật đất đai 2013 mới nhất sửa đổi bổ sung năm 2018-2021

error: Alert: Content is protected !!