Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Vậy thực tế các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng là gì? Có tất cả bao nhiêu loại thuế ở Việt Nam mà doanh nghiệp phải nộp? Các loại thuế gián thu là gì? Các loại thuế trực thu là gì? Các loại thuế nhập khẩu gồm những loại nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé.

 

A. Các loại thuế ở Việt Nam 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ở Việt Nam sau đây là tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định của nhà nước, pháp luật Việt Nam.

Bài viết hiện tại: Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

1. Thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:

  • Bậc 1 – Vốn đăng ký – Trên 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 3 Triệu đồng.
  • Bậc 2 – Vốn đăng ký – Từ 5 đến 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 2 Triệu đồng.
  • Bậc 3 – Vốn đăng ký – Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1.5 Triệu đồng.
  • Bậc 4 – Vốn đăng ký – Dưới 2 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1 Triệu đồng.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu và bắt buộc doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký hoạt động kinh doanh.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.

  • Tổng DT năm trước liền kề: Từ 20 tỷ trở xuống >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 20%.
  • Tổng DT năm trước liền kề: Trên 20 tỷ >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 22%.

Lưu ý: Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12, với các DN áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN phải nộp của năm tài chính theo mức thuế suất là 20%.

DT được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng DT bán hàng hóa, cung cấp DV của DN chỉ tiêu MS [01] và chỉ tiêu MS [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động SXKD theo Mẫu số 03­- 1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.

Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%. 

 3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau. Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT như sau: 

  • Mức thuế 10% VAT.
  • Mức thuế 5% VAT.
  • Mức thuế 0% VAT.

Đối với Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ: Phần trăm (%) trên Doanh Thu, (được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013). 

4. Thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Mức thuế XNK thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế XK chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là TNTN như:  Gạo, Khoáng sản, Lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%.

Thuế XNK được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. 

5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định Pháp Luật về  thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế TNCN cho các nhân viên của mình.

a) Mức thuế suất áp dụng cho thuế TNCN

  • Bậc 1 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 0 đến 5 Triệu đồng >>> Thuế suất: 5%.
  • Bậc 2 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 5 đến 10 Triệu đồng >>> Thuế suất: 10%.
  • Bậc 3 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 10 đến 18 Triệu đồng >>> Thuế suất: 15%.
  • Bậc 4 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 18 đến 32 Triệu đồng >>> Thuế suất: 20%.
  • Bậc 5 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 32 đến 52 Triệu đồng >>> Thuế suất: 25%.
  • Bậc 6 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 52 đến 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 30%.
  • Bậc 7 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Trên 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 35%.
Xem thêm:   Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2020 qua mạng mới nhất 2021



b) Cách tính số thuế TNCN phải nộp

 Có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

>> Tính TNCN theo Cách 1:
  • Bậc 1: 0 Triệu đồng cộng 5% TNTT.
  • Bậc 2: 0.25 Triệu đồng cộng 10%  TNTT trên 5 Triệu đồng.
  • Bậc 3: 0.75 Triệu đồng cộng 15%  TNTT trên 10 Triệu đồng.
  • Bậc 4: 1.95 Triệu đồng cộng 20%  TNTT trên 18 Triệu đồng.
  • Bậc 5: 4.75 Triệu đồng cộng 25%  TNTT trên 32 Triệu đồng.
  • Bậc 6: 9.75 Triệu đồng cộng 30%  TNTT trên 52 Triệu đồng.
  • Bậc 7: 18.15 Triệu đồng cộng 35%  TNTT trên 2 Triệu đồng.
>> Tính TNCN theo Cách 2:
  • Bậc 1: 5% TNTT.
  • Bậc 2: 10%  TNTT Trừ  0.25 Triệu đồng.
  • Bậc 3: 15%  TNTT Trừ  0.75 Triệu đồng.
  • Bậc 4: 20%  TNTT Trừ  1.65 Triệu đồng.
  • Bậc 5: 25%  TNTT Trừ  3.25 Triệu đồng.
  • Bậc 6: 30%  TNTT Trừ  5.85 Triệu đồng.
  • Bậc 7: 35%  TNTT Trừ  9.85 Triệu đồng.

Từ ngày 1/7/2013 thu nhập trên 9 triệu mới phải chịu thuế TNCN. Biểu thuế TNCN toàn phần áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Thu nhập cá nhân nhận được từ lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%.
  • Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

6. Thuế tài nguyên (TN)

Thuế Tài Nguyên là loại thuế doanh nghiệp áp dụng cho thu nhập doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động khai thác TNTN.

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các TNTN trong phạm vi: Đất liền, Hải đảo, Nội thủy, Lãnh hải, Vùng đặc quyền KT và Thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

  • KS kim loại.
  • KS không kim loại.
  • Dầu thô.
  • Khí thiên nhiên.
  • Khí than.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
  • Hải sản tự nhiên, bao gồm:  Động vật & Thực vật biển.
  • Nước thiên nhiên, bao gồm:  Nước mặt & Nước dưới đất.
  • Yến sào Thiên nhiên & TN khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu đánh vào việc tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Bài viết liên quan: Cách nộp tờ khai thuế qua mạng điện tử 2021 mới nhanh nhất

Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước. 

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế TTĐB.

 8. Thuế sử dụng đất

Quyền sử dụng đất phải đóng thuế sử dụng đất. Doanh nghiệp có tài sản là đất ở, nhà ở, đất công trình xây dựng thì phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước theo quy định của Luật Đất Đai.

Thuế sử dụng đất là một loại thuế gián thu.

9. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu đánh vào các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Việc đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường. Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của Nhà nước nhằm xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đây là khoản thu bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải thực hiện.

10. Phí, lệ phí khác

Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống PL Thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Để định hướng XD & QL Hệ thống Thuế, chúng ta tiến hành sắp xếp các Luật thuế có cùng tính chất thành những nhóm khác nhau, gọi là phân loại thuế.  

VIDEO TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  updating5.8888

B. Phân loại các loại thuế ở Việt Nam

Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong Hệ thống Pháp Luật Thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.

Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:

I. Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên và ngân sách nhà nước

Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: Thuế trực thu & Thuế gián thu.

Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế.

1. Thuế trực thu

Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu được thể hiện ở khía cạnh người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết TN của người chịu thuế.

a) Các loại thuế trực thu

Ở nước ta thuộc loại thuế này gồm các loại sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNCN)
  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất
  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp
b) Đặc điểm của thuế trực thu

Thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định.

Thuế trực thu là nguồn thu chính của các nước phát triển. Ít tác động vào giá cả thị trường vì thuế đánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên thuế trực thu cũng có nhiều nhược điểm như là:

  • Hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng, thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.
  • Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và bắt buộc nên dẫn tới gánh nặng cũng như áp lực nên đôi khi dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn thuế.
  • Việc quản lý thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu.
Xem thêm:   Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân – cập nhật mới nhất 2021 – 122

2. Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người SX, KD hàng hóa, DV.

 Tính chất gián thu được thể hiện ở khía cạnh người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau.  Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế.

a) Các loại thuế gián thu

 Ở nước ta thuộc loại thuế gián thu này bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế xuất khẩu (XK)
  • Thuế nhập khẩu (NK)
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt…
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế sử dụng đất
b) Đặc điểm của thuế gián thu

Thuế gián thu là loai thuế đánh trực tiếp vào hàng hóa, dịch vụ nên chúng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường và hoạt động kinh doanh.

Thuế gián thu giúp người nộp không bị gánh nặng và áp lực. Thuế gián thu là nguồn thu chính của những nước nghèo, chậm phát triển. Các cơ quan thu thuế dễ quản lý thuế và thu thuế. Bởi tất cả được căn cứ vào hàng hóa và sản phẩm kinh doanh.

Tuy nhiên thuế gián thu khó đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế vì tất cả người tiêu dùng dù có mức thu nhập khác biệt cũng cùng chịu một mức thuế áp dụng cho cùng 1 loại hàng hóa, dịch vụ.

>> Các bạn xem thêm cách khai thuế qua mạng

 

II. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế theo quy định

 Dựa vào đối tượng đánh thuế theo quy định thì thuế được chia thành các loại như sau:

  • Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…
  • Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
  • Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất.
  • Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước.
  • Thuế khác và lệ phí, phí.

Nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế, các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng đóng thuế khác nhau để vừa phát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

III. Căn cứ vào việc xuất nhập khẩu hàng hóa

Thuế suất nhập khẩu là loại thuế được thu trực tiếp vào các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu qua khỏi biên giới của Việt Nam.

Dựa vào phương thức tính thuế, mục đích đánh thuế hoặc mức thuế suất thì các loại thuế xuất nhập khẩu được phân thành 3 loại sau:

1. Dựa theo mức thuế suất

Dựa theo mức thuế suất thì thuế xuất nhập khẩu được chia thành 3 loại: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. Tùy vào từng mặt hàng sẽ được áp dụng 1 trong 3 loại biểu thuế xuất nhập khẩu trên.

a) Thuế suất ưu đãi:

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó.

Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.

Bài viết liên quan: Cách Nộp Quyết Toán Thuế Tncn Qua Mạng 2017, Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế Tncn 05/Qtt

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

c) Thuế suất thông thường:

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó.

Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.

2. Dựa theo phương thức tính thuế

Dựa theo phương thức tính thuế thì thuế xuất nhập khẩu được chia thành 2 loại chính là: thuế theo đơn giá hàng và thuế theo trọng lượng. Hiện nay, hải quan chủ yếu thực hiện tính thuế nhập khẩu theo kiểu thuế theo đơn giá hàng là chính.

a) Thuế theo đơn giá hàng:

Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Giá hàng hóa được tính thuế suất phụ thuộc vào giá của mặt hàng trên thị trường tại thời điểm đó.

b) Thuế theo trọng lượng:

Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, ví dụ $5 trên 1 tấn.

3. Dựa vào mục đích đánh thuế

Có 3 loại thuế xuất nhập khẩu khi dựa vào mục đích đánh thuế là: thuế tăng thu ngân sách, thuế bảo hộ, thuế cấm đoán.

a) Thuế tăng thu ngân sách:

Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu.

Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách.

Xem thêm:   Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân online mới nhất
b) Thuế quan bảo hộ:

Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài

Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.

c) Thuế quan cấm đoán:

Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao với mục đích không nhập khẩu mặt hàng đó.

C. Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam

Do thể chế KT – CT của các nước không giống nhau nên Hệ thống PL Thuế của mỗi quốc gia đều có tính chất đặc thù riêng. Tân Thành Thịnh xin sơ lược về Hệ thống chính sách PL Thuế ở một số nước xã hội chủ nghĩa và các nước có nền kinh tế thị trường. 

 

Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

I. Hệ thống pháp luật thuế của một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)

Hiện nay, một số nước XHCH đã có những thay đổi về chính sách kinh tế và tài chính, áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, tăng cường giao lưu thương mại với nhiều nước trên thế giới, trong và ngoài khu vực, không phân biệt thể chế chính trị. 

Một số nước đã áp dụng chính sách pháp luật thuế với nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư. 

Do đó, các Luật thuế của các nước XHCN về cơ bản đã có nhiều thay đổi. 

Tuy nhiên, mục đích của Luật thuế vẫn là điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng và chính sách thuế vẫn có xu hướng thiên về loại gián thu. 

Nói chung, hiện nay các Luật thuế với thuế suất cũng như cách tính thuế đang được áp dụng tại một số nước xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm chung, phù hợp với chuẩn mực chung với Luật thuế của các nước tiên tiến trên thế giới. 

II. Hệ thống PL Thuế của một số nước áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (KTTT)

Pháp luật thuế của các nước tư bản đã có từ rất lâu đời và luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ngày một phát triển.

Hệ thống pháp luật thuế của các nước tư bản áp dụng nhiều Luật thuế khác nhau, được phân loại và xếp thành hệ thống như sau: 

Thuế trực thu, gồm có: 

  • Thu nhập công ty.
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế môn bài hay thuế nghề nghiệp.
  • Thuế tài sản.
  • Thuế gián thu, gồm có: 
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế tiêu dùng).
  • Thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế phí cuộc.
  • Thuế quan.
  • Thuế trước bạ và con niêm.

Về cơ bản các nước có nền kinh tế thị trường đều áp dụng các Luật thuế trên đây và coi đây là nguồn thu cơ bản cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ chế kinh tế và tổ chức xã hội của mỗi nước mà có sự thay đổi trong cách tính thuế và thuế suất.

Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về các loại thuế doanh nghiệp phải đóng, nếu bạn cần hoàn thiện hồ sơ về sổ sách, chứng từ kế toán thì liên hệ ngay Công ty dịch Vụ Kế Toán Tân Thành Thịnh nhé. Những giá trị nhận được khi đến với dịch vụ kế toán – thuế của Tân Thành Thịnh:

 

  • Tân Thành Thịnh Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
  • Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện. 
  • Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Tân Thành Thịnh và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT. 
  • Trong tất cả dịch vụ tại Tân Thành Thịnh sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
  • Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu. 

GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: updating5.8888

TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: updating Hotline: updating
  • Email: [email protected]

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!