Khi nào phải nộp thuế nhà thầu? Quy định của pháp luật về thuế nhà thầu?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thưa Luật sư ! Công ty mình hiện nay đang thuê một cá nhân bên nước ngoài thực hiện hoạt động thiết kế các logo cho các sản phẩm của công ty mình. Tôi đang băn khoăn tiền thù lao trả cho cá nhân nước ngoài đó có phải tính nộp thuế nhà thầu hay không. Và thuế nhà thầu được xác định như thế nào ? Cảm ơn luật sư!

Câu hỏi

: Thưa Luật sư công ty tôi hiện đang thuê một cá nhân bên nước ngoài thực hiện các hoạt động thiết kế các logo cho các sản phẩm của công ty mình. Tôi đang băn khoăn khoản tiền thủ lao trả cho cá nhân nước ngoài đó có phải tính nộp thuế nhà thầu hay không. Và thuế nhà thầu được xác định như thế nào?

Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Công ty Luật Minh Khuê.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bài viết hiện tại: Khi nào phải nộp thuế nhà thầu? Quy định của pháp luật về thuế nhà thầu?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế về mức nộp thuế nhà thầu, gọi:  updating

 Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm về thuế nhà thầu.

Hiện tại theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không có định nghĩa cụ thể nào về thuế nhà thầu. Tuy nhiên căn cứ theo các quy định tại Thông tư 103/2014/TT- BTC ta có thể hiểu đây là loại thuế áp dụng cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc những loại dịch vụ gắn liền với hàng hóa tại Việt Nam.

Các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu bao gồm:

+ Đối với nhà thầu nước ngoài: Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh: Phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC.

+ Đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh: Thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TT-BTC; thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng Thuế nhà thầu.

Theo Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định đối tượng chịu thuế nhà thầu bao gồm:

+ Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế, Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ 1:

+ Trường hợp 1: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải cho doanh nghiệp B).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư này.

+ Trường hợp 2: doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam D để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp Y có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp Y với doanh nghiệp D (doanh nghiệp Y bán hàng cho doanh nghiệp D).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Y là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp D có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp Y theo quy định tại Thông tư này.

Xem thêm:   Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế Mẫu 07/CTKT-TNCN theo TT 92

+ Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.

Ví dụ 2:

Doanh nghiệp A ở nước ngoài giao hàng hóa hoặc uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ liên quan (như vận chuyển, phân phối, tiếp thị, quảng cáo…) cho Doanh nghiệp Việt Nam B trong đó Doanh nghiệp A là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp A chịu trách nhiệm về chi phí, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp A ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ thì Doanh nghiệp A là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn nộp thuế môn bài qua hệ thống Thuế điện tử – Dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

3. Những đối tượng không chịu thuế nhà thầu.

Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp không áo dụng thuế nhà thầu, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

+ Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

+ Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Ví dụ 3:

Công ty C ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng máy xúc, máy ủi với Công ty D ở nước ngoài, việc giao hàng được thực hiện tại cửa khẩu Việt Nam. Công ty D chịu mọi trách nhiệm, chi phí liên quan đến lô hàng cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; Công ty C chịu trách nhiệm, chi phí liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam. Hợp đồng có thỏa thuận lô hàng trên được Công ty D bảo hành trong 1 năm, ngoài ra Công ty D không thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác tại Việt Nam liên quan đến lô hàng trên. Trường hợp này, hoạt động cung cấp hàng hóa của Công ty D thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

Ví dụ 4:

Công ty H của Hongkong cung cấp dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong cho đội tàu vận tải quốc tế của Công ty A ở Việt Nam. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong.

Trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.

Xem thêm:   Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán, chuyển nhượng nhà đất năm 2020

Ví dụ 5:

Tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn, quản lý và phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý, đại lý lưu ký, tổ chức roadshow (một hoạt động thuộc mảng kích hoạt thương hiệu) cho Công ty A ở Việt Nam tại các nước mà Công ty A phát hành chứng chỉ GDR (Global Depositary Receipt, chứng chỉ lưu ký toàn cầu) và trái phiếu quốc tế thì các dịch vụ này do tổ chức nước ngoài thực hiện không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

+ Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

Ví dụ 6:

Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức ở Singapore để thực hiện dịch vụ quảng cáo sản phẩm tại thị trường Singapore thì dịch vụ quảng cáo này của tổ chức Singapore không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. Trường hợp tổ chức ở Singapore thực hiện quảng cáo sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trên internet thì thu nhập từ dịch vụ quảng cáo này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;

+ Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

Ví dụ 7:

Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để bán sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Thái Lan hoặc thị trường thế giới thì dịch vụ môi giới này của doanh nghiệp Thái Lan không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam thì dịch vụ môi giới này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

+ Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

Ví dụ 8:

Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để nhân viên Việt Nam sang Singapore học tại Trường Đại học B của Singapore thì dịch vụ đào tạo của Trường Đại học B không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để trường Đại học B dạy học cho nhân viên Việt Nam tại Việt Nam theo hình thức học trực tuyến thì dịch vụ đào tạo trực tuyến của trường Đại học B thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông; Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

4. Cách tính thuế nhà thầu.

4.1 Căn cứ tính thuế.

– Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Hàng hóa hoặc hàng hóa gắn với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

– Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:

+ Thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

+ Cung cấp hàng hóa, cung cấp hàng hóa kèm theo dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhậ doanh nghiệp.

+ Thu nhập phát sinh dưới bất kỳ hình thức nào dựa trên hợp đồng nhà thầu.

Bài viết liên quan: Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?

4.2 Phương pháp tính thuế.

* Phương pháp kê khai.

– Đối tượng và điều kiện áp dụng:

+ Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;

+ Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;

+ Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.

– Cách thức nộp thuế: Thực hiện việc nộp thuế theo quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp heo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Phương pháp trực tiếp.

– Đối tượng và điều kiện áp dụng: Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu tại phương pháp kê khai thì bên Việt Nam nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài.

Xem thêm:   Thuế sử dụng đất: Đối tượng, cách tính và hạn nộp

– Đối với thuế giá trị gia tăng:

Số thuế GTGT phải nộp  = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng  x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Trong đó:

+ Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là toàn bộ doanh thu chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả chi phí mà bên Việt Nam trả thay. 

+ Tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

STT Ngành kinh doanh  Tỷ lệ % để tính thuế GTGT
1 Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng,lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị  5%
2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị  3%
3 Hoạt đông kinh doanh khác 2%

– Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Số thuế TNDN phải nộp  = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế 

Trong đó:

+ Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ phần doanh thu đã bao gồm các khoản thuế và chi phí khác do bên VN trả thay và trừ thuế GTGT.

+ Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu.

STT Ngành kinh doanh  Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
1 Thương mại: Phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam (bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế. 1
2
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan
Riêng: Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino.
Dịch vụ tài chính phái sinh
3 Cho thuê tài bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển 2
4 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2
5 Hoạt động sản xuaaryts, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) 2
6 Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 0.1
7 Lãi tiền vay 5
8 Thu nhập bản quyền  10

* Phương pháp hỗn hợp

– Đối tượng và điều kiện áp dụng: Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nếu đáp ứng đủ về phương diện nộp trực tiếp và nộp kê khai.

– Cách thức nộp: Tương tự như hai phương pháp trên.

Căn cứ theo quy định nêu trên, cá nhân người nước ngoài nêu trên đang thực hiện hoạt động thiết kế logo cho Công ty bạn thì cá nhân này có trách nhiệm nộp thuế nhà thầu. 

Theo Điều 12, Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTCthì thuế nhà thầu này sẽ bao gồm thuế GTGT 5% và thuế thu nhập cá nhân 5%.

Doanh thu xác định tính thuế nhà thầu sẽ được áp dụng một trong hai công thức sau:

– Nhà thầu nhận được doanh thu “NET”: Doanh thu tính thuế = Doanh thu được nhận : 0,05

– Doanh thu nhận được là “GROSS”     : Doanh thu tính thuế = Doanh thu được nhận 

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Khi nào phải nộp thuế nhà thầu ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: updating để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!