Cảnh cáo là gì ? Khái niệm về hình phạt kỷ luật cảnh cáo ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Cảnh cáo là gì ? Khái niệm về cảnh cáo ? Quy định về áp dụng hình thức kỷ luận cảnh cáo? Sau đây Luật Minh Khuê sẽ giải đáp các thắc mắc về cảnh cáo trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm cảnh cáo

Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…

Bài viết hiện tại: Cảnh cáo là gì ? Khái niệm về hình phạt kỷ luật cảnh cáo ?

2. Khái niệm hình phạt cảnh cáo

Biện pháp công khai lên án, phê phán đối với người phạm tội hoặc người có hành vi vi phạm hành chính, kỉ luật được toà án tuyên trong bản án hoặc trong các quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính, kỉ luật.

Trong hệ thống các hình phạt chính của luật hình sự, hình phạt cảnh cáo thuộc loại không tước tự do và là hình phạt nhẹ nhất. Hình phạt cảnh cáo tuy không có nội dung tước bỏ hay hạn chế các quyền cũng như lợi ích của người phạm tội nhưng với tính chất là hình phạt, cảnh cáo vẫn có khả năng tác động đến suy nghĩ của người bị kết án. Cảnh cáo không chỉ xác nhận người bị kết án là người phạm tội mà còn đưa lại cho họ hậu quả phải mang án tích trong thời gian nhất định. Đó là hậu quả pháp lí bất lợi cho người phạm tội và cũng là một trong những điểm khác của hình phạt cảnh cáo so với cảnh cáo là hình thức xử lí vi phạm kỉ luật hay vi phạm hành chính…

Hình phạt cảnh cáo được quy định và áp dụng trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Trong hệ thống các biện pháp xử phạt hành chính, cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính (Xem thêm: Cảnh cáo hành chính).

3. Quy định về hình phạt cảnh cáo theo Bộ luật hình sự

Theo điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có quy định về hình phạt đối với người phạm tội có hình phạt chính là cảnh cáo.

Theo Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 :

“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”.

So với các hình phạt chính khác, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án mà chỉ lên án về tinh thần đối với họ.

Hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi có các điều kiện sau:

Theo Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về phân loại tội phạm:

“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”

Bài viết liên quan: Tín tệ kim loại (Coin) là gì? Bút tệ (Representative money) là gì?

Tuy nhiên, có những tội vừa là tội ít nghiêm trọng, vừa là tội nghiêm trọng. Ví dụ như tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) có 5 khoản, trong đó có 4 khoản quy định hình phạt chính, ứng với 4 khung hình phạt, nhưng chỉ Khoản 1 là tội ít nghiêm trọng, các khoản còn lại đều là tội nghiêm trọng, nên mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.

Xem thêm:   Dị Giới Là Gì? Người Dị Giới Ở Ấn Độ Có Giới Tính Kỳ Lạ Hành Trình Đuổi Bắt Hạnh Phúc Giữa Sinh

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nghĩa là ít nhất phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, có thể có 1 tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 và 1 tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 2 Điều 50, thậm chí cả 2 tình tiết giảm nhẹ đều được qui định tại khoản 2 Điều 50 (trường hợp này Toà án phải ghi rõ trong bản án là tình tiết nào và vì sao lại áp dụng tình tiết đó).

Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong các điều kiện này. Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, tòa án phải cân nhức tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi bị cáo thuộc diện gần miễn hình phạt mới áp dụng hình phạt cảnh cáo với họ.

Về tội phạm mà người đó thực hiện chưa đến mức miễn hình phạt. Theo Điều 59 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì:

“Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được qui định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, trong trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt thì tội phạm mà họ đã thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ được qui định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật hình sự và họ đáng được khoan hồng đặc biệt, còn người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì không được khoan hồng đặc biệt, vì vậy họ không được miễn hình phạt. Người bị phạt cảnh cáo sau một năm, nếu không phạm tội mới thì đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất. Tuỳ nhiên, hậu quả pháp lý của nó mang lại có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như phạt tiền, trục xuất,… Về mặt lý luận, hình phạt cảnh cáo chưa thể hiện được bản chất của hình phạt, là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, mà chỉ có tác động về tinh thần cho người bị kết án. Trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới không có quy định hình phạt cảnh cáo trong hệ thống pháp luật nước mình. Vì vậy, hiện nay vấn đề có nên bãi bỏ hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt nước ta vẫn đang được quan tâm và gây tranh cãi.

4. Áp dụng phạt cảnh cáo với viên chức

Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:   Deep web là gì và những câu chuyện bí ẩn xung quanh nó - Drives

Việc đánh giá viên chức nhằm mục đích để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.

Căn cứ Điều 42 Luật viên chức 2010 thì việc đánh giá viên chức trên 4 mức độ:

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ,

– Hoàn thành nhiệm vụ;

– Không hoàn thành nhiệm vụ.

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 56/2015/NĐ-CP thì tiêu chí đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ bao gồm:

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

Căn cứ mục 5.3 Hướng dẫn 1326/HD-UBDT quy định cụ thể các tiêu chí như sau:

Bài viết liên quan: 3 trường hợp miễn giấy phép xây dựng nhà ở từ 2021

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

– Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, nếu như bạn có sai xót trong khi thực hiện công việc của mình nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiêu chí trên thì việc xếp loại bạn hoàn thành nhiệm vụ là có cơ sở.

5. Cảnh cáo hành chính

Cảnh cáo hành chính là hình phạt luôn đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng.

Xem thêm:   APPEAR TO BE - Translation in Vietnamese

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình phạt cảnh cáo trong vi phạm hành chính được coi là một trong các hình phạt chính và nguyên tắc áp dụng được đi kèm theo hình phạt bổ sung theo điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

…..

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”

Như vậy, cảnh cáo là hình thức áp dụng xử phạt chính khi xử lý hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định trên hình thức xử phạt cảnh cáo có thể được áp dụng kèm theo với các hình phạt bổ sung khác tùy theo trường hợp cụ thể như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!