Diên Hi công lược – Wikipedia tiếng Việt

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT
Diễn viên
Nhân vật lịch sử
Nhân vật trong phim
Cư ngụ
Ghi chú
Ngô Cẩn Ngôn Lệnh Ý Hoàng quý phi

(Hiếu Nghi Thuần Hoàng Hậu) Ngụy Anh Lạc

(魏瓔珞) Tú phường

(秀坊)

Trường Xuân cung

(长春宫)

Tân Giả khố

(四執庫)

Trường Xuân cung

(长春宫)

Viên Minh viên

(圆明园)

Diên Hi cung

(延禧宫)

Viên Minh viên

(圆明园)

Diên Hi cung

(延禧宫) Tú phường cung nữ (秀坊宮女) → Trường Xuân cung cung nữ (长春宫宮女)→ Tân Giả Khố cung nữ (辛者库宮女) → Trường Xuân cung cung nữ (长春宫宮女) → Viên Minh viên cung nữ (圆明园宮女)→ Ngụy Quý nhân (魏贵人)→ Lệnh tần (令嫔) → Lệnh phi (令妃)→ Lệnh Quý phi (令貴妃) → Lệnh Hoàng Quý phi (令皇貴妃)

Xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, cha là Ngụy Thanh Thái – tổng quản Nội vụ phủ. Mẹ mất khi vừa ra đời, Anh Lạc bị cha cho rằng khắc mẫu nên thả xuống sông. Chị gái cô là Ngụy Anh Ninh (còn gọi là A Mãn) đã cứu sống và nuôi nấng cô từ bé. Lớn lên A Mãn nhập cung làm cung nữ thì đột nhiên bị xử tử tội tư thông với thị vệ. Anh Lạc quyết nhập cung điều tra cái chết của chị.

Ban đầu là cung nữ ở Tú phường, tay nghề thêu thùa giỏi nhất ở đây, sau được Phú Sát Hoàng hậu (Hoàng hậu đầu của Càn Long Đế) quý mến cho hầu tại Trường Xuân cung. Cô thông minh lanh lợi, anh dũng sòng phẳng, người không phạm ta, ta không phạm người. Bù lại khuyết điểm lớn nhất là thù dai và hiếu thắng, có ơn phải trả, có thù ắt báo. Hoàng hậu hiểu rõ cung quy, không muốn Anh Lạc bị thù hận che lấp nên hết lòng che chở. Cô ghi nhớ ân tình, thề cả đời làm trâu ngựa hầu hạ.

Người đầu tiên Anh Lạc yêu là Phó Hằng – em trai Hoàng hậu. Từng nghi Phó Hằng là hung thủ hại chết A Mãn, về sau biết anh không liên quan, lại nhiều lần được anh bảo vệ và đối đãi chân thành nên cô động lòng. Phó Hằng rất yêu Anh Lạc, có ý thành thân nhưng bị Càn Long ngăn cấm vì ông cũng phải lòng Anh Lạc. Cô được Hoàng hậu thiên vị và Phó Hằng thầm yêu khiến Minh Ngọc và Nhĩ Tình – hai cung nữ thân cận của Hoàng hậu ghen tức. Tuy nhiên Minh Ngọc nhận ra phẩm chất của Anh Lạc nên hóa thù thành bạn, còn Nhĩ Tình ngoài mặt thấu hiểu nhưng bên trong luôn tìm cách hãm hại cô. Về sau, Phó Hằng dứt tình với Anh Lạc để thành thân với Nhĩ Tình khiến cô đau khổ trách cứ. Dù vậy, cô vẫn dửng dưng với Càn Long, quyết không làm người của ông.

Vài năm sau Hoàng thất tử Vĩnh Tông – con trai thứ hai của Hoàng hậu chết yểu, Hoàng hậu đau buồn tự sát, Anh Lạc bị đày đến Viên Minh viên làm cung nữ, vĩnh viễn không được về Tử Cấm Thành. Vốn định an phận đến khi xuất cung, Anh Lạc phát hiện mẹ con Hiếu Hiền Hoàng hậu thực chất bị hại nhằm mục đích tranh sủng. Cô gây ấn tượng với Sùng Khánh Thái hậu trong ngày vạn thọ để về Tử Cấm Thành làm cung nữ, trả thù cho Hiếu Hiền Hoàng hậu. Càn Long nhân cơ hội ép cô làm Quý nhân. Anh Lạc dùng nhiều mánh khóe tranh sủng, khiến ông mê đắm để có địa vị vững chắc. Về sau nảy sinh tình cảm chân thật, trở thành phi tần Càn Long sủng ái nhất, tin tưởng nhất. Trải qua nhiều sóng gió, cô từng bước lên ngôi Hoàng Quý phi, đứng đầu lục cung, thống lĩnh phi tần.

Con cái:

Bài viết hiện tại: Diên Hi công lược – Wikipedia tiếng Việt

  • Hoàng thất nữ Chiêu Hoa
  • Hoàng cửu nữ Chiêu Du
  • Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ
  • Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm
Tần Lam Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu Phú Sát Dung Âm

(富察•容陰) Trọng Hoa cung

(重華宮)[4]

Trường Xuân cung

(长春宫) Bảo thân vương Đích Phúc tấn (嫡福晋) → Hoàng hậu (皇后)→ Hiếu Hiền Hoàng hậu (孝賢皇后; truy thụy)

Xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, thuộc tộc Phú Sát thị danh giá, thê tử kết tóc của Càn Long, cũng là người ông nặng tình nhất. Dung Âm dịu dàng hiền thục, tâm sáng như ngọc, Càn Long còn phải nói “không tìm được bất kỳ điểm xấu nào”. Với phi tần, bà ân cần che chở như tỷ muội, đặc biệt là Thuần phi, Nhàn phi và Du Quý nhân. Với hài tử trong cung, bà đối đãi không khác con ruột dù bản thân gặp phải bất hạnh mất con.

4 tập đầu phim, Dung Âm bi ai cái chết của con trai đầu là Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn nên lạnh nhạt hoàng đế, không thiết quản hậu cung, khiến Cao Quý phi mặc sức làm mưa làm gió. Sau khi Phó Hằng hóa giải hiểu lầm bằng cách cho biết năm Vĩnh Liễn 1 tuổi đã được Càn Long bí mật phong Hoàng thái tử, thể hiện hi vọng cao ngất trời đối với vị đích tử này, cái chết của cậu đã khiến ông rất buồn. Bà vượt qua nỗi đau, lấy lại phong thái, giúp Càn Long quản lý tốt hậu cung.

Dung Âm gặp Anh Lạc trong buổi lễ sinh thần, ấn tượng vì cô ăn nói linh hoạt, xử lý tình huống khéo léo nên cho hầu trong Trường Xuân cung. Bà rất thương Anh Lạc: dạy cô chữ viết và cách đối nhân xử thế; thấy Anh Lạc rắp tâm báo thù thì khuyên cô buông bỏ để sống thanh thản; ngoài ra bất chấp mọi khiển trách của Càn Long để che chở cô, vì trong mắt Dung Âm, một Anh Lạc ăn ngay nói thẳng, vô lo vô nghĩ là tất cả những gì bà mong muốn trở thành, song bị cung quy trói chặt nên phải cẩn trọng hành vi, lời nói và lễ pháp.

Cảm kích công ơn Hoàng hậu, Anh Lạc xem bà vừa là ân sư, vừa là chị gái. Cô nhiều lần giải vây cho bà, bảo vệ mẹ con Du Quý nhân khỏi nanh vuốt của Cao Quý phi và Gia tần, trở thành tâm phúc khiến Nhĩ Tình đố kị. Dung Âm ủng hộ tình cảm của cô với Phó Hằng, tuy nhiên vào tiệc Tết Trùng dương tại Ngự Cảnh đình, bà bị Cao Quý phi đẩy từ cầu thang xuống, dẫn đến sẩy thai và hôn mê suốt thời gian dài. Nhĩ Tình chớp lấy thời cơ, xin Càn Long ban hôn cho Phó Hằng. Dung Âm tỉnh dậy, biết được nên vô cùng bất mãn. Để chuộc lỗi, Nhĩ Tình mang thuốc trợ thai giúp Dung Âm sinh đích tử. Vài tuần sau bà lại mang thai, Nhĩ Tình phục sủng, được tự do ra vào cung.

Dung Âm hạ sinh ra Hoàng thất tử Vĩnh Tông – đích tử thứ hai của Càn Long. Hoan hỉ không lâu thì đêm giao thừa Vạn Cát tường thuộc Trường Xuân cung bị cháy, Vĩnh Tông chết trong biển lửa. Bà tâm trí rối loạn, không cho thái giám chôn con nên bị Càn Long trách mắng. Quằn quại nỗi đau mất con, phu quân bên gối không hiểu mình, cộng thêm Nhĩ Tình dựng chuyện cái thai trong bụng là của Càn Long do được sủng hạnh lúc say rượu khiến bà uẫn ức, nhảy thành cao tự tử. Trước khi chết bà gỡ bỏ lụa là trang sức, từ bỏ ngôi vị Hoàng hậu để trở lại làm Phú Sát Dung Âm bình thường. Càn Long đau đớn day dứt, phong thụy hiệu là Hiếu Hiền Hoàng hậu. Nhiều năm sau, Càn Long vẫn luôn ân hận với bà.

Con cái:

  • Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn
  • Hoàng thất tử Vĩnh Tông

Ghi chú: Trong lịch sử, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu còn sinh thêm 2 người con là Đại công chúa cùng Cố Luân Hòa Kính công chúa. Ngoài ra, bà qua đời trong chuyến đi Đông tuần cùng Càn Long, hoàn toàn không phải ở Tử Cấm Thành.

Bài viết liên quan: Thẻ quà tặng (Gift Card) là gì? Các loại thẻ quà tặng

Xa Thi Mạn Kế Hoàng Hậu Huy Phát Na Lạp Thục Thận

(輝發那拉•淑慎) Trọng Hoa cung

(重華宮)

Thừa Càn cung

(承乾宫) Bảo Thân vương Trắc phúc tấn (宝亲王侧福晋) → Nhàn phi (娴妃) → Nhàn Quý phi (娴贵妃) → Hoàng Quý phi (皇贵妃) → Hoàng hậu (皇后)

Xuất thân Mãn Châu Tương Lam kỳ, thuộc tộc Huy Phát Na Lạp thị. Bên cạnh Phú Sát Dung Âm, Thục Thận là nữ nhân duy nhất thật lòng thật dạ với Càn Long. Khi còn là Nhàn phi, tâm ý bà không được Càn Long mảy may quan tâm, song bà vẫn an phận thủ thường, thêu giày thêu áo cho chồng, chấp nhận cô quạnh không hề than vãn.

Thục Thận từng là người nhân từ độ lượng, công tâm liêm chính. Em trai bà là Thường Thọ bị bắt giam vì tham nhũng, mặc cho mẹ khóc lóc van nài, bà bất chấp tình thân, không chịu cầu xin Hoàng thượng. Thường Thọ bị bệnh, bà vay mượn khắp nơi mời đại phu, quyết không nhận sự giúp đỡ của Thuần phi với điều kiện phải trung thành với Hoàng hậu. Cực chẳng đã, bà đem trang sức ra ngoài cung bán, bị Cao Quý phi bắt gặp và trừng phạt. Hoàng hậu nhân từ, thưởng ngân lượng cho Thục Thận trong buổi Lệ Chi yến, bà liền gửi cha là Na Nhĩ Bố lo liệu. Tuy nhiên Na Nhĩ Bố bị Di Thân vương Hoằng Hiểu tố cáo mua chuộc để xử nhẹ cho Thường Thọ. Trước cảnh nhà tan cửa nát, em trai không qua khỏi, cha bị giam vào ngục, mẹ đập đầu tự vẫn, Thục Thận từ bỏ bản tính lương thiện, trở nên mưu mô quỷ kế, tự cường tự thủ, sẵn sàng làm hại người khác để bảo vệ bản thân. Bà rắp tâm trả thù, khiến những kẻ chà đạp mình chết không nhắm mắt.

Càn Long giao Hoàng tứ tử Vĩnh Thành – con trai Gia tần cho Thục Thận nuôi dưỡng. Thấy Thục Thận chăm Vĩnh Thành như con ruột, Càn Long bắt đầu tin tưởng và để tâm đến bà. Trong tiệc Tết Trùng dương, Ngự Cảnh đình bị bầy dơi bao vây, Thục Thận không chạy toán loạn như phi tần khác, mà trùm khăn lên người Thái hậu, bình tĩnh đuổi dơi khiến Thái hậu ấn tượng. Cao Quý phi cho diễn tập pháo hoa cho ngày thọ thần của Thái hậu thì bị hắt nước thép vào người, Thục Thận dùng thân chắn cho Càn Long, bị bỏng một bên vai khiến ông thương xót. Từ đó, ông dành nhiều thời gian bên bà, tấn phong Quý phi, thay thế Hoàng hậu nắm quyền ở lục cung.

Hoàng hậu bạo băng, bà được phong làm Hoàng Quý phi, quản lí hậu cung. Sau khi mãn tang, bà chính thức sách phong Hoàng hậu. Trước mặt mọi người, bà luôn tỏ ra bàng quan không tranh sủng, nhưng sau lưng ngấm ngầm tạo sóng gió hậu cung, kích động tranh đấu giữa các phi tần. Càn Long đối với bà có tình nghĩa, tuy nhiên cha bà bị vu oan tội tham nhũng, không muốn lặp lại sai lầm năm xưa, Hoàng hậu hết lời van xin nhưng Càn Long không thể điều tra vì Thái hậu cho rằng sự việc liên lụy nhiều quan viên trong triều, thà để người vô tội hi sinh còn hơn làm khó hoàng đế. Na Nhĩ Bố bị ban chết, Thục Thận mất đi người thân duy nhất, kiên quyết trả thù Thái hậu, song đối với Càn Long thì hận không thể giết vì ông là phu quân bà yêu nhất. Bà dựng chuyện ly gián tình mẫu tử 2 người, song việc này được Anh Lạc hóa giải.

Về sau Anh Lạc đắc sủng, Viên Xuân Vọng – thái giám thân cận của Hoàng hậu thêu dệt Càn Long muốn lập Anh Lạc làm Hoàng Quý phi để chuẩn bị phế hậu. Cảm thấy bị phản bội, Thục Thận liên thủ với Hòa Thân Vương Hoằng Trú, tận dụng chuyến Nam tuần lần thứ 4 để sát hại Càn Long, ngụy tạo tai nạn trên tàu, sau đó về Bắc Kinh phong con trai là Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ làm tân đế, tái diễn lịch sử của Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Dù vậy, khi thuyền rồng bốc cháy, Thục Thận một mực muốn xông vào vì phu quân bà vẫn ở trong đó. Bị Càn Long vạch trần, cộng thêm lúc nguy hiểm ông chỉ chăm chăm bảo vệ Anh Lạc khiến Thục Thận căm phẫn. Bà cắt tóc tại trận, nguyền rủa Hoàng thượng và Đại Thanh, bị ban thánh dụ: “Hoàng hậu hành động kỳ quặc, quái dị điên rồ, lập tức đưa về Tử Cấm Thành”.

Thục Thận bị thu hồi kim sách, kim bảo, tước đi danh xưng Hoàng hậu. Anh Lạc cầu xin Càn Long không phế Hậu để giữ thể diện, cho người hầu hạ chu đáo, lý do ngày xưa Anh Lạc bị Hiếu Hiền Hoàng hậu phạt làm việc ở Tân Giả Khố, bệnh nặng ngất xỉu, Thục Thận đã truyền thái y chăm sóc, giúp cô khỏi bệnh. Vì lẽ đó, cô trả ơn cho bà để không ai nợ ai.

Xem thêm:   Cách chọn tranh treo tường phòng khách theo phong thủy?

Con cái:

  • Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ
  • Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh

Ghi chú: Trong lịch sử, Kế Hoàng hậu còn sinh thêm Ngũ công chúa. Họ thật của bà không rõ là Ô Lạt Na Lạp hay Huy Phát Na Lạp. Nhiếp Viễn Càn Long Ái Tân Giác La Hoằng Lịch

(愛新覺羅•弘曆) Trọng Hoa cung

(重華宮)

Dưỡng Tâm Điện

(养心殿) Hoàng tứ tử (皇四子) → Bảo Thân vương (宝亲王) → Thanh Cao Tông Càn Long Đế (清高宗乾隆帝)

Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, là vị quân chủ anh minh sáng suốt, có tài trị quốc. Bản tính đa tình nhưng tỏ ra vô tình với tất cả mọi thứ, không tiếc trù dập nữ nhân Tử Cấm Thành.

Tuy có tình phu thê sâu đậm với Phú Sát Hoàng hậu, ông trói chặt trọng trách Hoàng hậu, không cho bà thất thố trước cái chết của con trai duy nhất là Hoàng thất tử Vĩnh Tông, khiến bà cùng cực tự vẫn. Tuy sủng ái Cao Quý phi, ông ra vẻ dửng dưng vì vua cha Ung Chính đế từng dạy “thân làm đế vương, đối với phi tần có thể sủng, không thể yêu”. Tuy chịu ân nghĩa của Na Lạp Kế Hoàng hậu (Hoàng hậu thứ hai của Càn Long), ông nghe lời Thái hậu, không điều tra nỗi oan cho cha Hoàng hậu là Na Nhĩ Bố, khiến bà mất đi người thân duy nhất, ôm hận cả đời. Tuy phải lòng Anh Lạc, ông cố chấp không thừa nhận tình ý với một nữ nhân “xấu xa, không tuân theo quy tắc, ham hư vinh, không biết lễ nghĩa”, bức Phó Hằng lấy người khác, tổn thương Anh Lạc. Tuy chiều chuộng Thuận tần, ông không hề chân thành mà chỉ dùng nàng làm Anh Lạc ghen tuông bất an.

Anh Lạc trở thành sủng phi, ông nghe lời gièm pha của các phi tần, hoài nghi cô còn nặng tình với Phó Hằng. Biết cô dùng thuốc tránh trai sau mỗi lần thị tẩm, ông phẫn nộ và thất sủng suốt thời gian dài. Mãi đến khi Anh Lạc mang cốt nhục của ông, toàn bộ hiểu lầm mới được hóa giải. Cô trở thành hồng nhân bên cạnh Hoàng thượng, quyền lực cao nhất hậu cung. Ở tập cuối, Anh Lạc bất chấp trúng độc để cứu Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ, Càn Long rơi nước mắt sợ mất đi người mình yêu. Sau khi Anh Lạc khỏi bệnh, Càn Long phong cô làm Hoàng Quý phi, đứng đầu lục cung, thống lĩnh phi tần. Hứa Khải Phó Hằng Phú Sát Phó Hằng

(富察•傅恒) Tử Cấm Thành

(紫禁城)

Phú Sát phủ

(富察府) Ngự tiền Nhất đẳng Thị vệ (御前一等侍衛) → Bảo Hòa điện Đại học sĩ (保和殿大学士) → Nhất đẳng Trung Dũng công (一等忠勇公) → Văn Trung Trấn quốc công (文忠鎮國公, truy phong)

Em trai Phú Sát Hoàng hậu, được Hoàng hậu hết mực thương yêu. Phó Hằng xuất thân cao quý, văn võ song toàn, phong hoa tuyệt đại, là nam nhân hoàn hảo trong mắt mọi thiếu nữ. Ban đầu là một thị vệ lạnh lùng, chỉ lo quốc sự, không để ý tình cảm nam nữ, mục tiêu duy nhất là được thăng quan tiến chức. Là em vợ hoàng đế, Phó Hằng được ra vào Trường Xuân cung thăm chị, từ đó gặp Anh Lạc và phải lòng sự túc trí đa mưu, không sợ trời đất của cô.

Anh Lạc từng nghi Phó Hằng cưỡng hiếp chị do nhặt được ngọc bội của anh trên thi thể A Mãn. Tuy nhiên, dù suýt bị Anh Lạc đâm chết Phó Hằng vẫn khẳng định không hại A Mãn. Thực tế anh biết rõ người đứng sau việc này là hoàng thân quốc thích, song không muốn Anh Lạc mang họa nên giấu sự thật. Phó Hằng luôn bảo vệ Anh Lạc thoát khỏi nguy hiểm từ các trận chiến cung đình, bất chấp thân phận Bao y của cô mà xin Hoàng hậu ban hôn. Anh Lạc đáp lại chân tình mặc cho Càn Long ngăn cấm.

Trong lúc Hoàng hậu hôn mê vì té cầu thang tại Ngự Cảnh đình, Anh Lạc bị Càn Long giam vào thiên lao vì tội tư tình với Phó Hằng. Để cứu Anh Lạc, Phó Hằng miễn cưỡng thành hôn cùng Nhĩ Tình theo mệnh lệnh của Càn Long, dẫn đến hiểu lầm sâu sắc với cô. Dù lấy Nhĩ Tình, anh vẫn si tình với mình Anh Lạc. Về sau phu thê bất hòa, Phó Hằng quyết định tham gia trận chiến Kim-Xuyên, mục đích sau khi trắng trận sẽ lại xin Hoàng thượng ban hôn cho Anh Lạc.

3 năm sau anh lập được đại công, vào cung nhận thưởng thì biết Anh Lạc đã là Lệnh tần được Càn Long sủng ái, lòng hối hận khôn nguôi. Nhĩ Tình tư thông, sinh con trai là Phúc Khang An, đứa bé không phải cốt nhục nhưng vẫn được anh chăm sóc. Sau khi Phó Hằng lên chức Đại học sĩ, Càn Long ân chuẩn Khang An vào cung học chung với hoàng tử vì nghi đó là cốt nhục của mình. Phó Hằng trở thành sủng thần của Càn Long, tiếp tục bảo vệ Anh Lạc như đồng minh tri kỉ, giúp cô bảo toàn hạnh phúc.

Ở tập cuối, Anh Lạc vì bảo vệ Vĩnh Kỳ mà trúng kịch độc, Phó Hằng chạy đi hái Thánh Tâm Thảo chữa trị, không may nhiễm chướng khí, song thà tử trận vẫn quyết không rời sa trường để làm tròn chức trách. Anh Lạc vừa khỏi bệnh thì nghe tin Phó Hằng mất, khóc không thành tiếng, tự hứa kiếp sau sẽ đổi lại là người bảo vệ cho anh.

Xem thêm:   “Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người, quyền công dân”
Khương Tử Tân Nhân vật hư cấu Minh Ngọc

(明玉) Trường Xuân cung

(长春宫)

Chung Túy cung

(钟粹宫)

Diên Hi cung

(延禧宫) Trường Xuân cung cung nữ (长春宫宮女) → Chung Túy cung cung nữ (钟粹宫宮女) → Diên Hi cung chưởng quản (延禧宫掌管)

Minh Ngọc và Nhĩ Tình là cung nữ thân cận bên Phú Sát Hoàng hậu trước khi Anh Lạc đến Trường Xuân Cung. Cô bộp chộp nóng nảy nhưng nội tâm đơn thuần, rất tốt bụng, một lòng hầu hạ Hoàng hậu. Mến mộ Phó Hằng, cô hờn ghen Anh Lạc độc chiếm tình cảm của anh và Hoàng hậu nên thường xuyên gây gổ, cạnh khóe. Sau vài lần hợp tác, nhận ra Anh Lạc một lòng hầu hạ Hoàng hậu và đối tốt với bằng hữu, Minh Ngọc và Anh Lạc trở thành đôi bạn thân thiết. Cô cũng thấy mình không yêu Phó Hằng như đã tưởng, người cô thực sự có cảm tình là Hải Lan Sát thị vệ – huynh đệ tốt của Phó Hằng.

Minh Ngọc là người đầu tiên nhìn ra bộ mặt của Nhĩ Tình khi chứng kiến ả tố giác Hoàng thượng tình cảm của Anh Lạc và Phó Hằng. Nhĩ Tình thành hôn cùng Phó Hằng, không còn thân thiện, dễ gần mà thể hiện rõ khoảng cách chủ-tớ với Minh Ngọc và các cung nữ, khiến cô càng thêm xa cách. Nhờ Anh Lạc, cô trở nên can đảm và thẳng thắn hơn, cụ thể trong tang lễ Hoàng hậu, Anh Lạc bị xử tội đại bất kính, cô lên tiếng trách Càn Long: “nương nương chỉ mong Anh Lạc hạnh phúc, người không hề hiểu nương nương chút nào!”

Thời gian Anh Lạc ở Viên Minh viên, Minh Ngọc đến Chung Túy cung hầu hạ Thuần Quý phi và luôn viết thư cho Anh Lạc. Thuần Quý phi sợ cô phát hiện ra bí mật nên bày mưu giết hại bằng cách châm kim vào tay để kim phát tán trong cơ thể và đâm đứt động mạch. Rất may Anh Lạc phát hiện và nhờ Diệp Y Sĩ rút kim chữa trị. Anh Lạc được phong Quý nhân, Minh Ngọc trở thành Chưởng quản Diên Hi cung, tiếp tục làm trợ thủ đắc lực cho Anh Lạc. Chính cô chỉ điểm tội ác của Thuần Quý phi và trực tiếp chuốc rượu độc trừng trị Nhĩ Tình.

Về sau, Minh Ngọc và Hải Lan Sát chuẩn bị thành hôn thì cô phát hiện kim còn sót trong người đã lan đến tim, sớm muộn cũng tử vong. Khi đó Thuận tần cố ý tiếp cận Anh Lạc, thường xuyên qua lại Diên Hi cung. Cô tâm sự với Thuận tần thì bị xúi tự vẫn để Anh Lạc và Hải Lan Sát bớt đau lòng. Vào đúng ngày xuất giá, Minh Ngọc dùng cây kéo – vốn là quà cưới của Thuận tần để tự sát. Cái chết của cô khiến cho Anh Lạc và Hải Lan Sát đau khổ cùng cực. Tô Thanh Nhân vật hư cấu Hỉ Tháp Lạp Nhĩ Tình

(喜塔腊•爾情) Trường Xuân cung

(长春宫)

Phú Sát phủ

(富察府) Trường Xuân cung chưởng quản (长春宫掌管)→ Nhất đẳng Ngự tiền thị vệ phu nhân (御前一等侍衛夫人) → Bảo Hòa điện Đại học sĩ phu nhân (保和殿大学士夫人) → Nhất đẳng Trung Dũng công phu nhân (一等忠勇公夫人)

Con gái của Hình Bộ Thượng Thư, đáng lẽ có thể nhập cung làm phi hoặc miễn tuyển, nhưng vì một số lí do, Nhĩ Tình đành nhập cung làm cung nữ. Cô cùng với Minh Ngọc là cung nữ thân cận bên Phú Sát Hoàng hậu. Ban đầu, Nhĩ Tình hiền lành, đoan trang, tỉ mỉ, là một người chị cả hết lòng chỉ bảo những cung nữ mới đến Trường Xuân cung làm việc, đặc biệt là Anh Lạc nên được Hoàng hậu quý mến, tin tưởng và giao cho nhiều việc lớn hơn Minh Ngọc. Tuy nhiên, Dung Âm cũng nhìn ra Nhĩ Tình không an phận, luôn tham vọng thoát khỏi thân phận cung nữ. Đúng như vậy, dưới lớp vỏ bọc, ả điêu ngoa ngang tàng, tâm địa rắn rết, luôn giở thủ đoạn đê hèn để đoạt thứ mình muốn. Ban đầu, cảm thấy Anh Lạc giành hết lòng tin của Hoàng hậu ả đã vô cùng ganh ghét nhưng vẫn cố nhịn, đến khi biết Phó Hằng – người ả say mê lại một mực muốn cưới Anh Lạc, ả tìm cách giật giây cho Minh Ngọc ganh ghét, đối đầu Anh Lạc. Thấy Minh Ngọc dần xóa bỏ thành kiến, ả nhân lúc Hoàng hậu mang thai, khuyên bà tiến cử Anh Lạc hầu Hoàng thượng để có thêm vây cánh. Hoàng hậu nhìn ra tất cả, mượn lời của Anh Lạc thẳng thừng giáo huấn.

Hoàng hậu ngã hôn mê ở Ngự Cảnh đình, ả đem chuyện Anh Lạc và Phó Hằng tố giác Hoàng thượng. Càn Long giam Anh Lạc vào nhà lao, Nhĩ Tình dựng chuyện nếu Phó Hằng xin Càn Long ban hôn với ả, Anh Lạc sẽ không chịu tội. Phó Hằng đành rứt ruột chia tay Anh Lạc, thành thân cùng Nhĩ Tình. Tuy nhiên họ không động phòng vì Phó Hằng yêu Anh Lạc da diết. Nhĩ Tình nghi Phó Hằng sủng hạnh Thanh Liên – thị nữ quét dọn thư phòng nên dùng hình rút móng tay, đánh đập tàn bạo. Phó Hằng nhận ra bản chất xấu xa nên vạn phần kinh tởm, sỉ nhục ả “nàng vĩnh viễn không bằng Ngụy Anh Lạc”.

Nhĩ Tình tư thông với em cùng cha khác mẹ của Phó Hằng, không ngờ mang thai. Ả khóc lóc xin Hoàng hậu cho ở tạm Trường Xuân Cung, hiến kế dùng thuốc trợ thai để Hoàng hậu sớm sinh đích tử, quả nhiên bà hoài thai. Vào ngày giỗ của Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn, Càn Long mượn rượu giải sầu và đến thăm Hoàng hậu. Hoàng hậu sợ ảnh hưởng long thai, sai thái giám dìu ông qua phòng riêng, ả nhân cơ hội lẻn lên giường. Sáng Càn Long tỉnh dậy, ả tỏ vẻ oan ức, dựng chuyện trong cơn say bị ông cưỡng ép. Ngay sau khi ả thông báo hỉ sự, Phó Hằng biết không phải con mình nhưng hận không thể làm gì với long duệ (thực tế là cốt nhục của em trai Phó Hằng).

Hoàng hậu cùng quẫn vì mất con trong vụ hỏa hoạn, ả viện cớ thỉnh an, kể lể cái thai trong bụng là của Càn Long. Cảm thấy bị phản bội, Hoàng hậu đứng trên thành cao gieo mình tự vẫn. Phó Hằng trở về sau trận chiến Kim-Xuyên, biết Anh Lạc được phong tần, anh ngày đêm mong nhớ, không ngó ngàng Nhĩ Tình mà chỉ tâm sự cùng Thanh Liên. Ả nhân lúc Phó Hằng đi vắng, giá họa Thanh Liên đẩy con trai là Phúc Khang An xuống nước. Thanh Liên bị đuổi khỏi phủ với lý do “gả cho nhà khác”. Thực chất, Thanh Liên bị bán vào kỹ viện, ngày đêm chịu hành hạ thể xác nên nhục nhã tự tử. Phó Hằng biết chuyện, muốn từ thê thì bị mẹ phản đối, Phó Hằng chỉ còn cách xin Hoàng thượng chuẩn tấu đi dẹp loạn Hoắc Lan bộ tộc, tránh mặt Nhĩ Tình.

Về sau, Hổ Phách – cung nữ Tân Giả Khố, từng làm việc tại Trường Xuân Cung kể chuyện Nhĩ Tình dùng cái thai đả kích Hoàng hậu. Anh Lạc và Minh Ngọc căm phẫn. Vào lễ Thân Tằm, Na Lạp Kế Hoàng hậu đích thân chủ trì, các mệnh phụ triều đình được mời vào cung tham dự. Anh Lạc sai Viên Xuân Vọng lôi Nhĩ Tình đến Trường Xuân Cung hỏi tội, ả thú nhận toàn bộ xuất phát từ lòng đố kị Anh Lạc. Anh Lạc ban rượu độc tự kết liễu, ả không chịu uống, Minh Ngọc nốc rượu vào miệng đến khi tắt thở. Cái chết của Nhĩ Tình là một trong nguyên nhân khiến Anh Lạc bị thất sủng.

Con cái: Phúc Khang An

Bài viết liên quan: Hướng dẫn lưu ký chứng khoán tại VNDIRECT

Vương Mậu Lôi Nhân vật hư cấu Viên Xuân Vọng

(园春望) Tân Giả khố

(四執庫)

Trường Xuân cung

(长春宫)

Viên Minh viên

(圆明园)

Diên Hi cung

(延禧宫)

Thừa Càn cung

(承乾宫)

Tân Giả khố

(四執庫) Tân Giả khố công công (四執庫公公) → Tân Giả khố quản sự (四執庫管事) → Viên Minh viên công công (圆明园公公) → Diên Hi cung tổng quản thái giám (延禧宫总管太监) → Thừa Càn cung tổng quản thái giám (承乾宫总管太监)

Là hoạn quan ở Tân Giả khố, chuyên cọ rửa bô vệ sinh, thường xuyên bị các công công ăn hiếp, đánh đập. Anh Lạc bị Phú Sát Hoàng hậu đày vào Tân Giả khố, gặp Xuân Vọng và kết nghĩa huynh muội. Xuân Vọng thầm yêu Anh Lạc dù cô chỉ xem anh là ca ca. Phó Hằng nói lời chia tay, Xuân Vọng là người lau nước mắt cho Anh Lạc. Anh Lạc bệnh, anh không ngại ngày đêm chăm sóc. Biết Anh Lạc là chủ mưu hại Cao quý phi, anh không những không tố giác mà hết sức che giấu. Phú Sát Hoàng hậu bạo băng, Anh Lạc bị đày đến Viên Minh viên, anh chấp nhận đi theo bảo vệ suốt đời. Vậy mà sau đó Anh Lạc quyết tâm làm Quý nhân để báo thù cho Hiếu Hiền Hoàng hậu, mặc cho Xuân Vọng phản đối cô gả cho Càn Long, dọa dứt tình huynh muội.

Ở Diên Hi cung một thời gian, Anh Lạc nạp Xuân Vọng làm Tổng quản thái giám, tình cảm tốt đẹp. Đến khi bị Hoàng thượng phát hiện dùng thuốc tránh thai, cô nhận ra Xuân Vọng là gián điệp do Na Lạp Kế Hoàng hậu cài đến để theo dõi, chuyện tránh thai cũng do hắn mách lẻo Kế hậu vì hận cô “phản bội” lúc còn ở Viên Minh viên. Xuân Vọng đầu quân cho Kế hậu ở Thừa Càn Cung. Thuận tần – sủng phi mới của Càn Long vu cáo Anh Lạc, làm cô bị Hoàng thượng thất sủng, Thái hậu giam cầm, nô tài xa lánh. Xuân Vọng nhân đó sỉ nhục, không cho ăn uống để cô chết vì bệnh và đói khát. Không ngờ tất cả là khổ nhục kế của Anh Lạc để lật tẩy Thuận tần và Hoàng hậu. Cô tự minh oan, cộng thêm mang long thai nên phục sủng, được giao toàn quyền xử lý Xuân Vọng. Niệm tình xưa, Anh Lạc tha chết, xem như trả xong món nợ.

Cuối phim, Xuân Vọng làm nhiều việc đen tối như: tháo dây súng hỏa mai của Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ khiến pháo rỉ xuống chân và bùng nổ; Diệp Y Sĩ trị thương bằng cách cho trùng ăn phần thịt thối, hắn mua chuộc thái giám tráo thành trùng độc hại Vĩnh Kỳ suýt chết. Trước đó, giá họa Hoàng tứ tử Vĩnh Thành mưu hại đệ đệ, thêu dệt Hoàng hậu thiên vị con ruột là Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, có ý độc chết Vĩnh Thành khiến cậu oán trách bà trước Càn Long. Cùng lúc, hạ độc bút lông làm Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm hôn mê. Hoàng tự lần lượt có biến trừ Vĩnh Cơ, Càn Long và Thái hậu sinh nghi. Hoàng hậu bệnh, Càn Long khuyên bà nghỉ ngơi, không cần theo hầu đợt Nam tuần lần 4. Xuân Vọng bịa chuyện ông muốn phong Anh Lạc làm Hoàng Quý phi, chuẩn bị phế hậu. Hoàng hậu ôm hận lập mưu cùng Hòa Thân Vương, sát hại Càn Long vào dịp Nam tuần. Hắn thừa cơ trộm ngọc bội của Hoàng hậu đeo vào y phục Hòa Thân Vương, giá họa tư tình. Đến đây, Anh Lạc tố cáo tội ác của hắn và mục đích trả thù tộc Ái Tân Giác La.

Khi này mọi chuyện hé lộ: mẹ Xuân Vọng là thôn nữ Thái Hành Sơn, không chồng mà hoài thai vào lúc Ung Chính đế nương nhờ trong cơn trinh sát. Ung Chính rời khỏi, để lại bộ y phục Thân vương. Mẹ Xuân Vọng sinh xong thì qua đời. Hắn được truyền từ tay người này qua người khác nuôi dưỡng. Trước khi mất, mẹ nuôi của hắn đã trao lại một miếng ngọc bội và bảo hắn đi tìm cha ruột. Tin chắc mình là hậu duệ của Ung Chính, hắn vào Tử Cấm Thành gặp cha, kết quả không được thừa nhận, bị Bát Thân vương phát hiện ra chuỗi ngọc, bắt hắn làm thái giám để trả thù vì không được làm vua, ngoài ra còn phải sống khổ sở trong khi huynh đệ ăn sung mặc sướng mỗi ngày. Thái hậu đính chính khi đó Tiền thị phu nhân vì muốn bảo hộ tiên đế nên đã đổi y phục, quân giặc sau khi hại Tiền thị đã đánh cắp và giả dạng Thân vương làm nhục mẹ Xuân Vọng. Hắn nghe vậy hóa điên, Càn Long toan xử tử nhưng Thái hậu ngăn cản, lệnh giam vào Tân Giả khố cả đời. Rất có thể hắn thật sự là cốt nhục của tiên đế nên được miễn tử.

Xem thêm:   Khấu trừ là gì?
Vương Viện Khả Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô Tịnh Hảo

(蘇净好) Trọng Hoa cung

(重華宮)

Chung Túy cung

(钟粹宫)

Bắc Tam sở

(北三所) Bảo thân vương Cách cách (宝亲王庶福晉) → Thuần phi (純妃) → Thuần Quý phi (純貴妃) → Tô Đáp ứng (蘇答應)

Xuất thân Mãn Châu Chính Bạch kỳ, người Hán. Ban đầu Tịnh Hảo không đặt trái tim nơi Càn Long, không cầu sủng ái, nguyện tắm nước lạnh để nhiễm bệnh và trốn thị tẩm. Là bằng hữu của Phú Sát Hoàng hậu trước khi vào tiềm để, luôn hết mực trung thành, thậm chí lôi kéo Nhàn phi làm vây cánh dù bị từ chối. Từng bị đồn có tình cảm “trên mức bình thường” với Hoàng hậu, cô thực chất thầm yêu Phó Hằng nhưng vì phụ thân nói sẽ gả cô cho Bảo Thân vương nên đành chôn chặt tình yêu của mình. Thuần phi luôn ảo tưởng tình cảm được đáp lại vì thấy anh đeo trụy tử cô tặng.

Tuy Tịnh Hảo đối tốt với Hoàng hậu, Anh Lạc sớm nhìn ra cô không đơn giản khi giá họa Cao Quý phi sai đầu bếp nấu món nóng cho Du Quý nhân trong lúc mang thai, khiến Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ dễ bị vàng da bẩm sinh, ngoài ra thủ tiêu đầu bếp và ngụy tạo huyết thư tố cáo. Biết tình cảm Phó Hằng dành cho Anh Lạc và chuyện anh kết hôn với Nhĩ Tình, cô chất vấn Ngọc Hồ – cung nữ bồi giá thì phát hiện Phó Hằng không hề hay trụy tử là do cô tặng, anh đeo vì hiểu nhầm là quà của chị gái.

Trong lúc tuyệt vọng, Nhàn phi xúi giục Tịnh Hảo vì tương lai tranh sủng. Cô xuống nước với Càn Long, được sủng ái và sinh Hoàng lục tử Vĩnh Dung, Càn Long ngay lập tức hạ chỉ tấn phong làm Quý phi. Không lâu sau, Hoàng hậu hạ sinh Hoàng thất tử Vĩnh Tông, Càn Long xem trọng đích tử cộng thêm Nhàn phi nói bóng gió Vĩnh Tông được ưu tiên kế vị, ả lập tức trở mặt ganh ghét Hoàng hậu, phóng hỏa Vạn Cát tường ở Trường Xuân cung làm Vĩnh Tông chết cháy, Hoàng hậu đau lòng tự vẫn.

Về sau Nhàn Hoàng Quý phi kế ngôi Hoàng hậu, Tịnh Hảo trở thành phi tần có địa vị cao nhất, đắc sủng lục cung. Lúc này Anh Lạc bị điều đến Viên Minh viên, Minh Ngọc được ả thu nạp về Chung Túy cung, đối xử tử tế cho đến khi Minh Ngọc phát hiện Ngọc Hồ tư tình với Vương Trung – quản sự Thục Hỏa xử. Sợ bại lộ việc cấu kết với Vương Trung hại mẹ con Hiếu Hiền Hoàng hậu, ả hành hạ Minh Ngọc bằng cách lệnh Ngọc Hồ châm kim vào động mạch. Anh Lạc nhanh trí nhìn ra Minh Ngọc có biểu hiện khác thường nên gặng hỏi và chữa trị. Sau khi Minh Ngọc kể lại sự tình, Tịnh Hảo trở thành mục tiêu để Anh Lạc báo thù.

Bấy giờ vây cánh của ả có Du phi (xưa là Du Quý nhân). Ả dùng Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ để uy hiếp Du phi làm việc xấu. Chính ả vu khống Anh Lạc tư tình cùng Phó Hằng khiến Anh Lạc thất sủng, bày mưu khiến Anh Lạc ngã ngựa khi Càn Long dạy cô cưỡi ngựa, lạm dụng nhân sâm khiến Vĩnh Kỳ bị trúng độc sau khi dùng điểm tâm tại Diên Hi cung… Tuy nhiên, Tịnh Hảo nhận cái kết bất ngờ là bị Du phi tố giác trước Càn Long. Lúc này Kế Hoàng hậu đem chuyện ả thiêu cháy Trường Xuân cung bẩm báo. Càn Long phế ả làm Đáp ứng, giam tại Bắc Tam sở. Trước khi bị Hoàng hậu cho người siết cổ chết, ả nhận ra từ đầu chí cuối bị bà giật dây để hại Hiếu Hiền Hoàng hậu, cuối cùng làm con cờ thế mạng.

Con cái: Hoàng lục tử Vĩnh Dung

Ghi chú: Trong lịch sử, Thuần Huệ Hoàng quý phi có 3 người con là Hoàng tam tử Vĩnh Chương, Hoàng lục tử Vĩnh Dung cùng Hòa Thạc Hòa Gia công chúa. Ngoài ra, chi tiết bà là bạn thân của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu là hoàn toàn hư cấu bởi tộc Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, một dòng dõi rất cao quý còn Tô thị là người Hán, xuất thân là Chính Bạch kỳ bao y, không thể nào có sự quen biết.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!