Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết dưới đây LawKey xin gửi tới bạn đọc những nội dung cần thiết về Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế.


1. Điều ước quốc tế là gì?

Theo Công ước viên năm 1969, Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.

Bài viết hiện tại: Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế

=> Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.

– Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên 1969.

2. Đặc điểm của Điều ước quốc tế

Bao gồm: Chủ thể, nội dung, hình thức của điều ước quốc tế. 

2.1. Chủ thể của Điều ước quốc tế

Chủ thể của điều ước quốc tế phải là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

Xem thêm:   Cá phong thủy: Cách nuôi, hướng đặt bể cá cảnh theo tuổi, mệnh

Bài viết liên quan: Biển Báo Cầu Vượt Liên Thông Là Gì, Biển Báo 447C Báo Cầu Vượt Liên Thông

2.2. Hình thức của Điều ước quốc tế

– Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.

– Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…

– Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

– Ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

2.3. Nội dung của Điều ước quốc tế

Nội dung của điều ước quốc tế là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.

Xem thêm:   Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì ? Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

3. Phân loại Điều ước quốc tế

Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: Điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương.

– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế, điều ước quốc tế về quyền con người, điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…

Bài viết liên quan: Chỉ số giá tiêu dùng – Wikipedia tiếng Việt

– Căn cứ loại chủ thể tham gia điều ước: Điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng: Điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập.

4. Thẩm quyền ký Điều ước quốc tế

Thẩm quyền ký điều ước quốc tế là chủ thể Luật quốc tế bao gồm:

– Đại diện có thẩm quyền đương nhiên: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; đại diện cho quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế.

– Đại diện có thẩm quyền theo ủy quyền.

Trên đây là nội dung bài viết ” Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại Điều ước quốc tế” LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

Xem thêm:   Hiệu lực hồi tố là gì? Khi nào được áp dụng hồi tố trong quá trình giải quyết vụ án?

error: Alert: Content is protected !!