Hướng dẫn trình bày tên loại và trích yếu nội dung của văn bản trong văn bản hành chính

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT
  • Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành thì việc trình bày tên loại và trích yếu nội dung của văn bản được thực hiện như sau:

    1. Thể thức

    Bài viết hiện tại: Hướng dẫn trình bày tên loại và trích yếu nội dung của văn bản trong văn bản hành chính

    Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.

    Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

    Bài viết liên quan: “thường niên” là gì? Nghĩa của từ thường niên trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

    2. Kỹ thuật trình bày

    Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:

    Xem thêm:   Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật

    Hướng dẫn trình bày tên loại và trích yếu nội dung của văn bản trong văn bản hành chínhQUYẾT ĐỊNH

    Về việc điều động cán bộ

    Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:

    Số: 72/VTLTNN-NVĐP

    Bài viết liên quan: Văn hóa là gì? Ví dụ về văn hóa Việt Nam?

    V/v kế hoạch kiểm tra công tác

    văn thư, lưu trữ năm 2009

    Trên đây là nội dung quy định về việc trình bày tên loại và trích yếu nội dung của văn bản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BNV.

    Trân trọng!

  • Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
    Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

    error: Alert: Content is protected !!