Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Trong xã hội hiện tại, sự tồn tại của các hoạt động thương mại là không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Vậy để đảm bảo hạn chế các rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với các giao dịch thì viết ký kết các hợp đồng là cần thiết và cần được tìm hiểu kỹ lưỡng.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bài viết hiện tại: Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng?

Bộ luật dân sự năm 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Đàm phán hợp đồng:

1.1 Xác định các vấn đề quan trọng khi đàm phán:

Vấn đề quan trọng khi đàm phán là những vấn đề xoay quanh mục đích mình muốn hướng đến, mục đích của đối thủ muốn hướng đến như những vấn đề an toàn pháp lý, có lợi ích về kinh tế, các quyền lợi khác… và khi có sự đối lập về lợi ích sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn được bộc lộ. Khi đó với vai trò là một nhà tư vấn bạn cần phải dự trù được những giải pháp đã được tính toán và chuẩn bị kỹ từ trước. Muốn làm được điều này thì nhà tư vấn cần tìm hiểu thông tin của đối thủ về định hướng, mục đích, khả năng kinh tế, hoàn cảnh hiện tại… tức là mình phải hiểu về đối thủ của mình là ai.

Khi đó nhà tư vấn sẽ thể hiện được vai trò của mình qua cách cư xử với đối thủ và khách hàng của mình. Và luôn hướng tới mục tiêu là đảm bảo đúng nhu cầu, cái mà khách hàng muốn hướng tới trong khuôn khổ đạo đức hành nghề và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

1.2 Xác định chiến lược khi đàm phán:

Chiến lược đàm phán dựa trên các phương án đàm phán bao gồm: hai bên đều có lợi (win-win), bên có lợi và bên không được lợi (win – lose), được một ít và mất một ít (win some – lose some). Từ đó xây dựng chiến lược đàm phán trên cơ sở mục tiêu, định hướng lựa chọn phương án đàm phán ban đầu. để từ đó dẫn chiếu và nắm được các nội dung các vấn đề mà pháp luật đã quy định về các vấn đề này, để dự trù những vấn đề luật chưa nêu rõ hoặc chưa được đề cập những trường hợp đặc thù đáng lưu ý.

Bài viết liên quan: Tất tần tật những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả | Edu2Review

1.3 Chiến thuật đàm phán:

Chiến thuật đàm phán sẽ được hình thành trong quá trình tự học, tự làm theo hướng dẫn của người đi trước, theo thời gian làm nghề, các việc tiếp xúc với các vụ việc, giao dịch mà mình đã làm và tìm hiểu. Các chiến thuật có thể có như là đánh lạc hướng, sắp xếp các vấn đề đàm phán theo mục đích của mình, ….

1.4 Các vấn đề kỹ thuật:

Vấn đề kỹ thuật là những việc cần được chuẩn bị trước khi diễn ra phiên đàm phán và cả những vấn đề trong quá trình đàm phán. Trước tiên, người tư vấn để chuẩn bị cho buổi đàm phán thì cần lập một danh mục những vấn đề cần được đàm phán và sắp xếp những nội dung đó theo một trình tự về thời gian hợp lý để đúng mục tiêu muốn hướng đến từ ban đầu. Khi đàm phán sẽ có những vấn đề mà các bên sẽ thống nhất được với nhau và có những vấn đề còn mâu thuẫn cần được thỏa thuận tiếp thì những vấn đề đã thống nhất được với nhau sẽ được ghi vào trong nội dung biên bản đàm phán đã được chuẩn bị sẵn. Trong quá trình đàm phán, các bên tiến hành đàm phán phải đảm bảo nguyên tắc buổi đàm phán phải được thực hiện trên các cơ sở pháp lý hiện hành. Kết thúc buổi đàm phán, các bên đàm phán sẽ cùng nhau ký vào biên bản đảm phán với tất cả các vấn đề đã thống nhất được, nếu như còn các vấn đề chưa được thống nhất thì các bên có thể mở thêm cuộc đàm phán để giải quyết triệt để được nội dung cần bàn.

Xem thêm:   KỸ NĂNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

1.5 Mục tiêu đàm phán và vai trò của người tư vấn:

Đàm phán hợp đồng là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà mình mong muốn từ người khác. Giữa các chủ thể đàm phán có quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Trong quá trình đàm phán các chủ thể sẽ trao đổi thông tin với nhau để đạt được thỏa thuận. Các bên đàm phán sẽ phải đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, đưa ra những thỏa thuận dự liệu để xử lý các hành vi vi phạm bằng biện pháp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại,…và những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng phải phù hợp với luật được lựa chọn áp dụng mà không trái với nguyên tắc chọn luật theo Bộ luật dân sự năm 2015. Và người tư vấn sẽ thể hiện vai trò xuyên suốt của mình là kiểm soát tính khả thi của sự thỏa thuận.

2. Soạn thảo hợp đồng:

2.1 Các yêu cầu của việc soạn thảo hợp đồng:

Yêu cầu về mặt nội dung: Khi soạn thảo hợp đồng, ngôn ngữ soạn thảo cần được sử dụng chuẩn xác, đầy đủ, cụ thể và rõ nghĩa, để người theo dõi có thể nắm được nội dung của hợp đồng, hiểu đúng nghĩa của hợp đồng. Hợp đồng soạn thảo ra phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức và yêu cầu nội dung tuân thủ các quy định của pháp luật để hợp đồng có hiệu lực, phòng tránh được những rủi ro xảy ra. Qua hình thức thể hiện nội dung hợp đồng cũng sẽ thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của bên soạn thảo. Và một điều đáng lưu ý, mong muốn của khách hàng là rất quan trọng nhưng mong muốn này sẽ phải được những người tư vấn như bạn hướng dẫn họ, đặt ra những giới hạn của pháp lý mà họ không được thực hiện, để mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng của mình nhưng vẫn trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Yêu cầu về mặt hình thức: Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật (phải chứng thực, phải công chứng, phải xin phép, phải đăng ký…..) Cấu trúc phải hoàn chỉnh, hợp lý gồm những điều khoản cơ bản và điều khoản phòng tránh rủi ro…Và nêu tên gọi của các điều khoản, tên điều khoản phải phù hợp với nội dung của điều khoản

Xem thêm:   Tiểu luận kỹ năng giao tiếp

2.2 Quy trình soạn thảo hợp đồng:

Bước một, nhà tư vấn cần xác định được yêu cầu của khách hàng là gì? Để thỏa mãn được các mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng.

Bước hai, muốn soạn thảo một hợp đồng thì người tư vấn cần xác định rõ quan hệ pháp luật của hợp đồng. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, người tư vấn xác định bản chất của quan hệ pháp luật từ đó xác định văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Người tư vấn sẽ xác định những điều khoản cơ bản, những nội dung cần phải có và có thể có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật. Sau đó, người tư vấn soạn dự thảo hợp đồng và kiểm tra lại.

Bước ba, người soạn thảo tìm hiểu các thông tin cần thiết, luật áp dụng, mẫu hợp đồng …

Bước bốn, xây dựng dự thảo hợp đồng lập danh mục các điều khoản hợp đồng, dự thảo hợp đồng và kiểm tra dự thảo hợp đồng.

2.3 Cấu trúc cơ bản của một hợp đồng:

Phần mở đầu hợp đồng: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, số hiệu hợp đồng, logo tên, địa chỉ, số điện thoại công ty tư vấn, căn cứ ký kết hợp đồng…

Phần nội dung hợp đồng: các điều khoản của hợp đồng.

Bài viết liên quan: Kỹ năng thuyết trình ấn tượng và nghệ thuật nói trước đám đông. | Ghi chú trực tuyến

Phần cuối: ngày tháng năm, nơi ký hợp đồng, số lượng bản gốc và giá trị pháp lý của bản gốc, đại diện các bên ký và đóng dấu; tài liệu bổ trợ hợp đồng trong quá trình đàm phán, phụ lục hợp đồng kèm theo nếu có…..

3. Quản trị rủi ro trong hợp đồng:

Quản trị rủi ro trong hợp đồng là vấn đề mà người tư vấn nào cũng mong muốn hướng tới, để quản trị tốt rủi ro thì người soạn thảo phải nhận biết được rủi ro, phân tích, đánh giá được rủi ro và tìm ra được phương thức xử lý rủi ro (đưa vào điều khoản của hợp đồng). Xoay quanh các vấn đề của nội dung hợp đồng thì các vấn đề đều có tính hai mặt được thể hiện nhưng căn cứ vào thời điểm và sự lựa chọn của từng người.

3.1 Kiểm soát rủi ro khi đàm phán hợp đồng:

Trong các phiên đàm phán, để rủi ro được kiểm soát thì phải đảm bảo các yêu cầu: người tư vấn phải nắm được yêu cầu và đưa ra nội dung phù hợp với yêu cầu của khách hàng; đảm bảo các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, đối với các quy định luật bỏ ngỏ hoặc chưa lựa chọn ( thì có thể tìm hiểu điều lệ phía công ty khách hàng đối với khách hàng là tổ chức, hỏi ý kiến khách hàng khi họ là cá nhân); cùng với đó là sự phân tích tìm hiểu ngành nghề, thị trường, đối tượng hợp đồng để người tư vấn có thể thường trước được những môi trường khách quan ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng, chẳng hạn như các ngành nghề sẽ phát triển, có sự chuyển dịch, giá cả tăng giảm do tình hình dịch bệnh, ….

3.2 Kiểm soát rủi ro khi soạn thảo hợp đồng:

Người tiến hành soạn thảo hợp đồng muốn kiểm soát rủi ro thì phải đảm bảo các yêu cầu: có kỹ thuật viết rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ không tạo ra khả năng người khác phải diễn giải quy định đó theo cách hiểu khác, không tạo khoảng trống pháp lý trong nội dung soạn thảo, khi soạn thảo thì cần lưu ý về các điều khoản cơ bản của hợp đồng, các điều khoản xử lý rủi ro như điều kiện bất khả kháng, miễn trừ trách nhiệm, quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, dự liệu được các tình huống khác nhau xảy ra, dự liệu được các cơ chế xử lý, khắc phục hậu quả trong tình huống xảy ra…

Xem thêm:   Kỹ năng thuyết trình

Những điều khoản về rủi ro bao gồm điều khoản về quyền và nghĩa vụ, điều khoản về biện pháp bảo đảm, điều khoản về sự kiện bất khả kháng, điều khoản về miễn trừ trách nhiệm, điều khoản về phạt vi phạm và điều khoản về bảo hành.

3.3 Kiểm soát rủi ro khi thực hiện hợp đồng:

Để tránh những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, người thực hiện hợp đồng cần am hiểu rõ thông lệ và tập quán trong kinh doanh, thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng (không có hành vi vi phạm hợp đồng), nắm vững được các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, hiểu được nội dung chi tiết và phần giải thích của hợp đồng, cập nhật và nắm được phần nội dung của hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi theo Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015, áp dụng các chế tài phạt khi phía còn lại có hành vi vi phạm hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật; tạo lập và lưu trữ đầy đủ các chứng từ, chứng cứ của việc thực hiện hợp đồng; kiểm soát các thời hiệu, thời hạn để đưa ra các quyết định phù hợp trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê updating hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Kỹ năng

error: Alert: Content is protected !!