Nội quy lao động là gì ? Phạm vi ban hành nội quy lao động ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Nội quy lao động là văn bản quy định việc tuân theo thời gian, công nghệ, trật tự trong đơn vị lao động và sự điều hành công việc của người sử dụng lao động. Việc ban hành nội quy lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

1. Quy định chung về nội quy lao động

Pháp luật quy định các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội dung của nội quy lao động không được trái với các quy định của pháp luật và thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có), bao gồm: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc, việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm kỉ luật lao động và các hình thức xử lí kỉ luật và trách nhiệm vật chất.

Bài viết hiện tại: Nội quy lao động là gì ? Phạm vi ban hành nội quy lao động ?

Khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, phải đăng kí nội quy tại cơ quan nhà nước về quản lí lao động. Nội quy lao động có hiệu lực pháp luật kể từ ngày được đăng kí hoặc khi đã hết thời hạn đăng kí mà cơ quan đăng kí không trả lời. Khi nội quy lao động có hiệu lực, người sử dụng lao động phải thông báo đến từng người lao động, niêm yết công khai những điểm chính tại những nơi cần thiết trong doanh nghiệp và phòng tuyển lao động. Nội quy lao động có thể được (hoặc buộc phải) sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ khi cần thiết.

Tại Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“- Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

– Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

Bài viết liên quan: Tái cấu trúc là gì? Khi nào doanh nghiệp cần phải Tái cấu trúc? – Fintech DRACO Corporation

c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

– Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

– Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc”.

2. Khái niệm nội quy lao động

Nội quy lao động là văn bản quan trọng có thể duy trì được trật tự trong doanh nghiệp, để điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả, cần phải ban hành nội quy lao động. Nội quy lao động là cơ sở để người sử dụng lao động thiết lập kỉ luật lao động, đồng thời căn cứ để người sử dụng lao động xử lí kỉ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm nội quy.Vì vậy, nội quy lao động chính là sự thể hiện ý chí, ướng cũng như phương pháp của nguời sử dụng lao động ĩnh vực quản lí lao động. Do đó, nội quy lao động phải do Đ ban hành. Việc ban hành nội quy lao động ở góc độ nào . là quyền đồng thời cũng vừa là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động có thẩm quyền ban quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, các hình thức xử lí kỉ luật tương ứng và quy định về trách nhiệm vật chất.

Nội quy lao động rất cần thiết cho đơn vị nhưng cũng rất hữu ích cho người lao động. Khi biết rõ những bổn phận của mình và cả những điều bị cấm hoặc hạn chế thực hiện, người lao động sẽ được bảo vệ phần nào trước những quyết định của chủ sử dụng lao động. Chủ sử dụng lao động phải tôn họng những quy định trong bản nội quy vì chính họ đã đề ra những quy định đó. Bởi thế, ở một góc độ nào đó, nội quy lao động cũng góp phần hạn chế sự lạm quyền của giới ng lĩnh vực kỉ luật lao động.

Xem thêm:   Điểm mạnh của bạn là gì? Cách viết điểm mạnh của bản thân trong CV 

3. Quy định về nội quy lao động

– Về chủ thể ban hành, phạm vi áp dụng và hình thức nội quy lao động: Chủ thể có thẩm quyền ban hành nội quy lao động là người sử dụng lao động. Mục đích của việc ban hành này là nhằm để người sử dụng lao động tự thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị hướng đến mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, kinh doanh. Việc trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động chính là sự hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 4 BLLĐ.

Nội quy lao động bắt buộc phải được ban hành ở những đơn vị có sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Như vậy, ở những đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động (số lao động sử dụng ít, các hộ gia đình…) thì không nhất thiết phải có nội quy lao động. Ở những đơn vị này, kỷ luật lao động được thể hiện thông qua những yêu cầu, mệnh lệnh hợp pháp của người sử dụng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trong khi đó, ở những đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên (số lao động sử dụng tương đối nhiều, chủ yếu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức), người sử dụng lao động phải ban hành văn bản để làm cơ sở ràng buộc người lao động trong việc thực hiện các nghĩa vụ lao động, đồng thời sử dụng những quy tắc làm việc chung cho nhiều người lao động này một cách lâu dài. Điều đó không chỉ thể hiện sự phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam, mà còn thể hiện sự phù hợp với pháp luật lao động của nhiều nước trên thế giới

Nội quy lao động phải bằng văn bản. Vì, cũng như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động là nguồn bổ sung của luật lao động, chứa đựng các quy phạm bắt buộc người lao động trong đơn vị phải tuân theo, là căn cứ để người sử dụng lao động thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật lao động.

Xem thêm:   Phần bù rủi ro (Risk premium) là gì? Công thức xác định phần bù rủi ro

Về nội dung của nội quy lao động: Nội quy lao động bao gồm 5 nội dung chủ yếu. Các nội dung này, cũng như những yêu cầu chung về nội dung nội quy lao động, về cơ bản không thay đổi so với quy định trước đây và được hướng dẫn cụ thể trong văn bản dưới luật. Quy định như vậy sẽ giúp đơn vị sử dụng lao động có cơ sở ban hành nội quy lao động theo các nội dung thống nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Ví dụ, nội dung về “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”, người sử dụng lao động có thể quy định các vấn đề như: thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng; nghỉ không hưởng lương…

Bài viết liên quan: Rep là gì? Rep trên Facebook nghĩa là gì

Ngoài những nội dung chủ yếu mà BLLĐ quy định, người sử dụng lao động có thể quy định thêm trong nội quy lao động những nội dung khác như chế độ khen thưởng do chấp hành đúng nội quy, những trường hợp miễn trừ kỷ luật, miễn giảm trách nhiệm vật chất… Hoặc có thể tách một nội dung nào đó thành bản quy tắc riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Hoặc người sử dụng lao động có thể xây dựng những bản nội quy lao động riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Tuy nhiên, dù nội quy lao động chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu hay bổ sung thêm các điều khoản khác, thì người sử dụng lao động phải bảo đảm rằng các nội dung của nội quy lao động không được trái với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Về thủ tục ban hành nội quy lao động

Có thể khái quát thủ tục ban hành nội quy lao động như sau: Trước hết người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để xây dựng dự thảo bản nội quy lao động. Sau đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở về các nội dung này, trường hợp đơn vị không hoặc chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp. Đây là quy định mới được bổ sung nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn kể cả những nơi chưa có công đoàn cơ sở trong việc tham gia với người sử dụng lao động khi ban hành nội quy lao động và bảo đảm sự phù hợp với pháp luật về công đoàn.

Việc tham khảo ý kiến này được coi là thủ tục có tính chất bắt buộc nhằm để tổ chức công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, đồng thời ngăn ngừa kịp thời hành vi vi phạm pháp luật do người sử dụng lao động lạm quyền. Sau khi tiến hành hoàn thiện nội quy lao động, người sử dụng lao động ký quyết định ban hành nội quy lao động. Trường hợp do có những vấn đề phát sinh hoặc trong trường hợp cần thiết, cần sửa đổi, bổ sung nội quy lao động thì người sử dụng lao động có thể ban hành nội quy lao động mới thay thế nội quy lao động cũ hoặc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung nội quy lao động.

Xem thêm:   Tín phiếu là gì ? Quy định pháp luật về tín phiếu

Nội quy lao động phải được người sử dụng lao động thông báo đến người lao động và nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Việc thông báo nội quy lao động bằng hình thức nào (văn bản hay phổ biến miệng) hoàn toàn do người sử dụng lao động lựa chọn. Tuy nhiên phải bảo đảm mục đích là nhằm để người lao động biết và thực hiện nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo và người lao động không biết nội dung quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp người lao động đã biết nội dung quy định mà không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

5. Phạm vi ban hành nội quy lao động

có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết lập kỉ luật lao động nên người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động. Tuy nhiên, không phải tất cả các đon vị sử dụng lao động đều nhất thiết phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội quy lao động bằng văn bản thông thường được ban hành ở những đon vị có sử dụng lao động tương đối nhiều và tương đối ổn định. Đối với những đơn vị sử dụng ít lao động và không ổn định thì không nhất thiết phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản. Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định:

“người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản ”.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động về nội quy lao động… Hãy gọi ngay: updating để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!