Thuế Sản Phẩm Trừ Trợ Cấp Sản Phẩm Là Gì, Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

(TBKTSG) – Nghiên cứu một chỉ tiêu kinh tế không phản ánh hết tình hình kinh tế thực sự của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Song tại Việt Nam, hầu như tất cả phân tích, đánh giá về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đều xuất phát từ một chỉ tiêu GDP.

Bạn đang xem: Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là gì

Bài viết hiện tại: Thuế Sản Phẩm Trừ Trợ Cấp Sản Phẩm Là Gì, Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn

GDP càng tăng, luồng tiền chảy ra nước ngoài càng nhiều

Nên bỏ chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ

Thuế Sản Phẩm Trừ Trợ Cấp Sản Phẩm Là Gì, Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn

Năm 1993, Việt Nam chính thức áp dụng phương pháp hạch toán thống kê kinh tế theo hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) thay cho hệ thống các bảng cân đối vật chất (MPS) mà các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa áp dụng. Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được thay thế với tên gọi khác là giá trị sản xuất và tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Đối với từng ngành, chỉ tiêu sản lượng thuần túy trong MPS được thay thế bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA). SNA bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp mang tính vĩ mô như GDP, tổng thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (GNDI), tiết kiệm, đầu tư… GDP là chỉ tiêu sơ khởi, được xem như kết quả của luồng chu chuyển sản phẩm vật chất và dịch vụ, nó là chỉ tiêu cân đối của tài khoản sản xuất.

Có ba phương pháp tiếp cận GDP, gồm:

Phương pháp sản xuất: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm – Trợ giá sản phẩm.Trong đó, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản = Giá trị sản xuất theo giá cơ bản – Chi phí trung gian theo giá người mua.

Bài viết liên quan: “thân phụ” là gì? Nghĩa của từ thân phụ trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

Phương pháp thu nhập: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm – Trợ giá sản phẩm.

Nhưng ở đây giá trị tăng thêm theo giá cơ bản = Thu nhập của người lao động + Thặng dư sản xuất gộp + Trợ giá sản phẩm.

Phương pháp chi tiêu cuối cùng: GDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + Chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ + Tích lũy gộp tài sản + Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ – Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Xem thêm:   Quy trình công nghệ là gì? Tầm quan trọng công nghệ trong kỷ nguyên mới

Còn GNI = GDP – Chi trả sở hữu + Thu nhập từ sở hữu.

Chẳng hạn như dầu thô trong GDP được tính cho khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng khi tính toán chỉ tiêu GNI phải trừ đi phần chi trả lợi nhuận cho nước ngoài (50%), hoặc các doanh nghiệp FDI khác. GDP bao gồm phần giá trị tăng thêm của khu vực FDI, nhưng khi doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước thì phải trừ ra khỏi GDP. Do đó GNI phản ánh thực chất hơn về sức khỏe của nền kinh tế.

Và GNDI = GNI + Thuế trực thu + Nhận chuyển nhượng từ nước ngoài – Chi chuyển nhượng ra nước ngoài.

Tiết kiệm = GNDI – Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình – Chi tiêu dùng của Chính phủ.

Thuế Sản Phẩm Trừ Trợ Cấp Sản Phẩm Là Gì, Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn

Về cơ bản, Việt Nam tính toán GDP bằng phương pháp sản xuất. Phương pháp chi tiêu ở phía cầu cũng được đưa ra trong niên giám thống kê sau khi đã “chốt” GDP từ phương pháp sản xuất. GDP theo phương pháp thu nhập không được tính đến (trừ những năm lập bảng cân đối liên ngành).

Từ năm 2010, Tổng cục Thống kê (TCTK) tính toán chỉ tiêu GDP theo đúng chuẩn mực của Liên hiệp quốc: GDP = Tổng giá trị tăng thêm (GVA) theo giácơ bản + Thuế sản phẩm – Trợ giá sản phẩm.

Trước đó thuế sản phẩm nằm lẫn trong ngành thương mại của nhóm ngành dịch vụ. Điều này không đúng chuẩn mực quốc tế, dẫn đến tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành thương mại nói riêng và dịch vụ nói chung không phản ánh đúng thực tế. Trước năm 2010, tăng trưởng GDP và tăng trưởng GVA luôn là một số do tổng giá trị gia tăng của các ngành bằng GDP.

Xét về tốc độ tăng trưởng từ 2011, yếu tố thuế trừ đi trợ cấp đã được tách khỏi GVA của các ngành. Do vậy, tăng trưởng GDP và tăng trưởng GVA luôn là hai con số khác nhau. Tăng trưởng GVA mới là con số phản ánh sự tăng trưởng của sản xuất.

Con số tăng trưởng GDP bị méo do ảnh hưởng của thuế sản phẩm. Hầu hết các năm tăng trưởng GVA cao hơn tăng trưởng GDP (trừ năm 2013, 2014, 2015 và 2016). Năm 2017, tăng trưởng GVA là 6,87% trong khi tăng trưởng GDP chỉ là 6,81%, năm 2018 tăng trưởng GDP là 7,08% nhưng tăng trưởng GVA khoảng 7,12% do ảnh hưởng bởi yếu tố thuế sản phẩm.

Xem thêm:   Thủ tục kiểm toán (Audit procedures) là gì? Đặc trưng và phân loại

Bài viết liên quan: tiên phong – Wiktionary tiếng Việt

Giai đoạn updating, tăng trưởng bình quân của GDP là 6,2% và tăng trưởng bình quân của GVA là 6,4%, tăng trưởng bình quân của thuế trừ trợ giá sản phẩm là 3,72%.

Thuế Sản Phẩm Trừ Trợ Cấp Sản Phẩm Là Gì, Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn

Khi tăng trưởng thuế sản phẩm cao hơn tăng trưởng năng lực sản xuất sẽ làm cho tăng trưởng GDP cao hơn tăng trưởng GVA. Điều này về nguyên tắc là không xảy ra.Ảnh: Minh Duy

Về nguyên tắc, tăng thuế không làm tăng GDP, thuế chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Khi tính toán tăng trưởng, VA được tính theo giá so sánh nên yếu tố tăng giá đã bị loại trừ. Trong một số trường hợp khi doanh nghiệp không thể tăng giá sẽ phải giảm lợi nhuận khi thuế suất của sản phẩm tăng, dẫn đến tăng trưởng về năng lực sản xuất thông qua giá trị gia tăng giảm.

Khi tăng trưởng thuế sản phẩm cao hơn tăng trưởng năng lực sản xuất sẽ làm cho tăng trưởng GDP cao hơn tăng trưởng GVA. Điều này về nguyên tắc là không xảy ra. Năm 2013, tăng trưởng thuế sản phẩm là 6,42%, trong khi tăng trưởng GVA chỉ là 5,29% và tăng trưởng GDP là 5,42%, tương tự là các năm 2014, 2015 và 2016. Ngược lại, năm 2012 tăng trưởng GDP thấp hơn tăng trưởng GVA khá nhiều (5,25% so với 6,19%).

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quí 1-2019 (bảng 1) cho thấy, tăng trưởng GVA là 6,89%, cao hơn tăng trưởng GDP (6,79%). Về thực chất, tăng trưởng GDP và tăng trưởng GVA là tương đương nhau, hoặc tăng trưởng GDP thấp hơn một chút, do tác động của yếu tố thuế.

Trong trang web và các ấn phẩm của TCTK có cả các số liệu về GDP, GVA và GNI và GVA… nhưng chỉ số GDP vẫn được tập trung phân tích, bình luận, mổ xẻ nhiều hơn cả. Khi TCTK công bố tăng trưởng GDP quí 1-2018 là 6,79%, đã có không ít ý kiến nghi ngờ con số “cao”. Tuy nhiên, nếu xét về tăng trưởng năng lực sản xuất, con số tăng trưởng còn cao hơn (6,89%).

Nghiên cứu một chỉ tiêu kinh tế không phản ánh hết tình hình kinh tế thực sự của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Song tại Việt Nam, hầu như tất cả phân tích, đánh giá về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đều xuất phát từ một chỉ tiêu GDP.

Xem thêm: Bảng Giá Thuê Bao K+ Huyến Mãi

Có những chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức khỏe của nền kinh tế tốt hơn GDP như GNI, chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài… nhưng hầu như không được đề cập, kể cả trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của của TCTK.

Chuyên mục: Viễn thông

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!