Dịch thuật: Như thế nào là “tam cung” “lục viện” …

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

NHƯ THẾ NÀO LÀ “TAM CUNG”, “LỤC VIỆN”,

CÓ PHẢI HOÀNG ĐẾ CHỈ CÓ 72 PHI TỬ ?

Bài viết hiện tại: Dịch thuật: Như thế nào là “tam cung” “lục viện” …

          Trong dân gian, nếu hỏi hậu phi của hoàng đế có bao nhiêu người, đáp án 10 người thì hết 8, 9 người nói là “tam cung lục viện thất thập nhị phi”.

          Dân gian gọi là “tam cung” 三宫, nhìn chung chỉ trung cung và đông tây 2 cung nơi hậu phi cư trú. Kì thực phải từ triều Minh Thanh về sau mới phân ra như thế.

“Tam cung” sớm nhất chỉ nơi ở của phu nhân chư hầu, còn nơi ở của hậu phi thiên tử gọi là “lục cung”. Trong Lễ kí 礼记 ghi rằng:

Vương hậu lục cung, chư hầu phu nhân tam cung dã.

(Vương hậu 6 cung, phu nhân của chư hầu 3 cung)

         Do bởi lục cung là nơi ở của hoàng hậu, cho nên thường dùng từ “lục cung” để chỉ hoàng hậu. Về sau hàm nghĩa của “tam cung” đã phát sinh biến hoá. Thời Hán, hoàng đế, thái hậu, hoàng hậu gọi chung là “tam cung”, cũng gọi thái hoàng thái hậu, thái hậu, hoàng hậu là “tam cung”. Thời Mục Tông nhà Đường đã đem 2 thái hậu cùng với hoàng hậu hợp xưng là “tam cung”. Có thể thấy, cách nói của các đời có khác nhau.

          “Lục viện” 六院 nguyên là “lục uyển” 六苑 , chỉ cung uyển nơi hoàng hậu cư trú. Trong Trường hận ca 长恨歌 của Bạch Cư Dị 白居易 có câu:

Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh

Xem thêm:   Quy hoạch môi trường – Wikipedia tiếng Việt

Bài viết liên quan: Thanh toán TT là gì? Quy trình làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

Lục cung phấn đại vô nhan sắc

回眸一笑百媚生

六宫粉黛无颜色

(Quay đầu lại cười hiện ra trăm vẻ đẹp

Khiến cho phi tần sáu cung đều thất sắc)

          “Thất thập nhị phi”  cũng là hư chỉ, chỉ số người trong hậu cung của hoàng đế đông. Trên thực tế, số thị nữ trong hậu cung vượt hơn 72 người. Trong Quản Tử – Tiểu Khuông 管子小匡 ghi rằng:

Cửu phi lục tần, trần thiếp số thiên

(Cửu phi lục tần, số thiếp có đến cả ngàn người)

          Trong Lễ – Hôn nghi 昏仪 ghi rằng:

          Cổ giả thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phụ, bát thập nhất ngự thê.

          古者天子后立六宫, 三夫人, 九嫔, 二十七世妇, 八十一御妻

          (Thời xưa, lập hậu của thiên tử gồm 6 cung, 3 phu nhân, 9 tần, 27 thế phụ, 81 ngự thê)

          Triều Thanh từng quy định số lượng cơ bản hậu phi của hoàng đế: 1 hoàng hậu, 2 hoàng quý phi, 2 quý phi, 4 phi, 6 tần. Quy định là quy định, hoàng đế vẫn có thể theo lòng ham muốn của mình mà “mở rộng quân số” vô hạn. Ví dụ: từ tần trở xuống như: quý nhân 贵人, thường tại 常在, đáp ứng 答应  thì không có hạn ngạch cụ thể. Theo ghi chép, hoàng đế Khang Hi từng có 55 thê thiếp, số lượng nhiều khiến người ta kinh ngạc. Chẳng qua, đó chỉ là một bộ phận nhỏ “có danh vị”, nghe nói, thực tế số thê thiếp của Khang Hi lên đến hơn 200 người.

Xem thêm:   Quản lý công là gì? Thông tin chi tiết về ngành Quản lý công

Đẳng cấp hậu phi trong cung đình triều Thanh

          Chế độ hậu phi trong cung đình triều Thanh được xác lập từ triều Khang Hi 康熙.

Bài viết liên quan: Phòng cách ly áp lực âm trong bệnh viện là gì?

          Quy định cụ thể là:

          Tôn tổ mẫu của hoàng đế là thái hoàng thái hậu, mẫu thân là hoàng thái hậu. Thái hoàng thái hậu và hoàng thái hậu cư trú tại cung Từ Ninh 慈宁 có thái phi, thái tần theo ở. Chính thê của hoàng đế là hoàng hậu, phụ trách sự vụ nơi hậu cung. Dưới hoàng hậu lập 1 hoàng quý phi, 2 quý phi, 4 phi, 6 tần, chia ra cư trú tại 6 cung ở bên đông và bên tây. Dưới tần lập quý nhân, thường tại, đáp ứng, số người không nhất định, theo phi tần chia ra ở tại 6 cung bên đông và bên tây.

          Chế độ hậu cung triều Thanh còn quy định, trước đại hôn của hoàng đế, tuyển chọn 8 cung nữ lớn tuổi hơn hoàng đế, 8 cung nữ này đều có danh phận, lần lượt ban cho chức hàm như Tư trướng 司账, Tư tẩm 司寝, Tư nghi 司仪, Tư môn 司门.

                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                         Quy Nhơn 05/02/2016

Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

Xem thêm:   Nguyên lý cung – cầu – Wikipedia tiếng Việt

error: Alert: Content is protected !!