Hạch toán độc lập là gì ? Khái niệm về hạch toán độc lập

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Hạch toán lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh). Bài viết phân tích và làm sáng tỏ khái niệm trên dưới góc nhìn pháp lý, cụ thể:

1. Khái niệm hạch toán độc lập

Hạch toán lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).

Bài viết hiện tại: Hạch toán độc lập là gì ? Khái niệm về hạch toán độc lập

Hạch toán độc lập là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế (13 số).

Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán độc lập. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu khái quát, hạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.

Các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán độc lập phải thực hiện đăng kí nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng với trụ sở chính.

Đơn vị hạch toán độc lập là tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân; có điều lệ hoạt động, con dấu, tài khoản riêng.

Trong mô hình tổng công ti, đơn vị hạch toán độc lập được chủ động quản lí và sử dụng vốn của mình và vốn do tổng công ti đầu tư; thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ti; thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của tổng công ti giao trên cơ sở hợp đồng; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công tỉ; tự chủ kí kết hợp đồng với khách hàng và thực hiện các hợp đồng do tổng công ti giao; được phân chia lợi nhuận theo vốn của tổng công tỉ đầu tư và vốn tự huy động; chịu sự giám sát, kiểm tra của tổng công tỉ; báo cáo định kì các thông tin về đơn vị mình với tổng công tỉ. Tổ chức hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế trong phạm vi phân cấp quản lí của tổ chức kinh tế cấp trên.

2. Phân biệt hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Giống nhau:

– Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự;

– Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty say khi nộp thuế;

– Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty;

– Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.

Khác nhau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Bài viết liên quan: Cách phân biệt máy likenew và máy brandnew | Tinh tế

Chi nhánh phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm:   Kết cấu hạ tầng là gì ? Khái niệm và phân loại kết cấu hạ tầng

Chi nhánh hạch toán độc lập: xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu tách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quân gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi phí khác trong cùng công ty.

Kế toán

Chi nhánh phụ thuộc: số liệu trong sổ sách là một phần của số sách công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán độc lập: hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính… phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toan độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

3. Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập

Người lao động tại các chi nhánh hạch toán độc lập được hưởng đầy đủ các chế độ: Các loại Bảo hiểm bắt buộc theo quy định, tiền thưởng lễ tết, công tác phí, học phép …như NLĐ tại các chi nhánh hạch toán phụ thuộc trong công ty

* Về việc tham gia bảo hiểm xã hội:

Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;…”

Theo quy định trên, người lao động làm việc với hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thì sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

* Về chế độ tiền lương, tiền thưởng, công tác phí,,,

Căn cứ Điều 90 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định tiền lương như sau:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Nếu là người lao trong công ty thì sẽ được thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác như bình thường, không có sự phân biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

4. Doanh nghiệp có được thành lập chi nhánh khác tỉnh hạch toán độc lập hay không?

Pháp luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc thành lập chi nhánh khác tỉnh hạch toán độc lập. Khác với địa điểm kinh doanh, chi nhánh có thể đặt trụ sở ở bất kỳ đâu nên có thể thành lập thêm chi nhánh ở khác tỉnh hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Xem thêm:   Phân biệt danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng – Phòng GD & ĐT Phú Giáo

Tùy thuộc vào nhu cầu của công ty hoặc tình trạng sản xuất kinh doanh trên thực tế, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế để hạch toán, xuất hóa đơn giá trị gia tăng riêng hoặc chung với công ty.

Bài viết liên quan: “Cổ súy” &”cổ xúy” là gì? Tìm hiểu nghĩa đúng của từ

5. Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh phải được thành lập hợp pháp. Nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh tại Sở kế hoạch và đầu tư sau đó kê khai hạch toán độc lập.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài tại chi Cục thuế quản lý muộn nhất vào ngày cuối cùng của tháng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi nhánh sẽ đóng mức thuế môn bài hàng năm là updatingVNĐ. Khi đó, chi nhánh có thể đặt in hóa đơn riêng hoặc sử dụng chung hóa đơn với công ty. Như vậy, điều kiện để thành lập thêm chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh đáp ứng các yêu cầu pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về thuế.

6. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập

Thành lập thêm chi nhánh của công ty hạch toán độc lập thì theo luật doanh nghiệp công ty cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau:

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;
  • Bản sao biên bản họp;
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập;
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

7. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập theo pháp luật doanh nghiệp.

Thủ tục để thành lập chi nhánh hạch toán một cách độc lập cần tuân thủ theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên quan hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp cần chú ý tới quy định về chi nhánh hạch toán độc lập như sau:

– Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua mạng đến Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.

– Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ ra thông báo để yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ ra thông báo hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế nơi chi nhánh có trụ sở.

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có khác biệt hay không?

Tùy thuộc vào loại hình công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn mà thủ tục để thành lập thêm chi nhánh hạch toán độc lập có sự khác biệt về hồ sơ, giấy tờ.

Cụ thể, để thành lập một chi nhánh hạch toán độc lập cần có:

  • Thông báo thành lập chi nhánh;
  • Bản sao biên bản họp hội đồng quản trị;
  • Quyết định của công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định của công ty về việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền.
Xem thêm:   Checking Account là gì? Những điều bạn cần biết về Checking Account

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn cần có:

  • Thông báo thành lập chi nhánh;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền.

Hồ sơ, giấy tờ để thành lập một chi nhánh hạch toán độc lập của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh;
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên và quyết định về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong trường hợp có sự ủy quyền;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được bổ nhiệm đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

Từ những thông tin trên đây, doanh nghiệp có thể hiểu phần nào thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập. Pháp luật không quy định bắt buộc chi nhánh công ty phải kê khai thuế bằng phương pháp hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Tùy thuộc nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp thành lập thêm chi nhánh ở khác tỉnh hạch toán theo cách độc lập hoặc phụ thuộc.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến updating để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!