Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng được thể hiện rõ nét nhất qua bài viết dưới đây. Các nội dung bao gồm: khái niệm, phân loại, thẩm quyền cấp phép cũng như các nội dung cơ bản của giấy phép xây dựng.

Khái niệm về giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng về bản chất là một loại giấy tờ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án xây dựng công trình. 

Bài viết hiện tại: Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng

Luật xây dựng 2014 đã quy định rõ hơn về khái niệm này. Theo đó, Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm:

– Giấy phép xây dựng mới;

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

– Giấy phép di dời công trình.

Xem thêm: Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Bài viết liên quan: Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 (Cập nhật 2021)


Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Điều 105 Luật xây dựng 2014, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được cụ thể hóa như sau:

1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

Xem thêm:   Tư vấn thủ tục xây nhà cấp 4 mới ở đô thị và nông thôn

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng trên.

Xem thêm: Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với nhà ở riêng lẻ

Cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo


Nội dung cơ bản của giấy phép xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Giấy phép xây dựng được cấp bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 90 Luật xây dựng 2014.

– Tên công trình thuộc dự án.

– Loại, cấp công trình xây dựng.

Xem thêm:   08 Điểm mới về Giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021

– Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

– Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

Bài viết liên quan: Thời gian xin cấp giấy phép xây dựng mất bao nhiêu lâu? Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở hết bao nhiêu tiền?

– Cốt xây dựng công trình.

– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

– Mật độ xây dựng (nếu có).

– Hệ số sử dụng đất (nếu có).

– Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

– Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Xem thêm: Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng

Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Cấp giấy phép xây dựng

error: Alert: Content is protected !!