TP.HCM còn 357 dự án treo mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: TP.HCM còn 357 dự án treo mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Giá thép xây dựng hôm nay 7/1: Thép cuộn đồng loạt tăng giá mới nhất


Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) xin báo cáo Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân TP.HCM về một số vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản, các doanh nghiệp bất động sản và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ.

Dẫn báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Xây dựng TP.HCM, HoREA cho biết, trong giai đoạn 2016-2022, toàn thành phố có 1.532 dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của khu vực tư nhân và các dự án đầu tư công.

Trong đó, có 451 dự án đã hoàn thành, chỉ chiếm 29,4%, 703 dự án đang triển khai, chiếm 45,9% và có đến 357 dự án, chiếm 24,7% quá 03 năm đăng ký kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa triển khai thực hiện (dự án treo).

du an treoc

TP.HCM có 357 dự án quá 03 năm đăng ký kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa triển khai thực hiện. Ảnh minh họa

Hiệp hội cho biết, phần lớn là các dự án đầu tư công do phụ thuộc vào việc cân đối nguồn vốn ngân sách, tài chính của chủ đầu tư nên chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện một phần công tác giải phóng mặt bằng (da beo). Trong đó chủ yếu do vướng mắc về phương án giá bồi thường, mặc dù hàng năm thành phố đều ban hành quyết định hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn từ 4 – 35 lần giá đất trong bảng giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Xem thêm:   Phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư khác nhau thế nào? mới nhất

Các dự án treo này đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân có đất bị thu hồi.

Trong số 703 dự án thuộc diện đang triển khai (không thuộc trường hợp bị thu hồi dự án) thì đang có khoảng 143 dự án bị vướng mắc pháp lý nên chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần dự án hoặc phải tạm dừng dự án.

Nhiều dự án “dở dang, da beo”

Bên cạnh đó, TP.HCM còn có khoảng 64 dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư sử dụng đất có nguồn gốc đất công thuộc các trường hợp do sắp xếp lại, xử lý tài sản công hoặc do di dời nhà xưởng ô nhiễm hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định.

Các dự án này thuộc diện phải rà soát lại về pháp lý nên đã bị dừng triển khai thực hiện, dừng thi công; dừng các thủ tục xác định tiền sử dụng đất hoặc tiền sử dụng đất bổ sung; dừng thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chủ đầu tư, người mua nhà; không được huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai. Vì vậy, các chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án này rất khó khăn. 

Ngoài ra, còn có một số dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại từ năm 2015 trở về trước bị dở dang, không thể triển khai thực hiện hoàn thành dự án chủ yếu là do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng.

Xem thêm:   Khó phán đoán thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản mới nhất

Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư dự án yếu kém năng lực, nhất là năng lực tài chính. Các dự án “dở dang, da beo” này đã làm nhếch nhác bộ mặt đô thị, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, gây “bức xúc” trong xã hội cần sớm được giải quyết, nhất là tại các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại thực hiện mô hình chủ đầu tư chính và các chủ đầu tư dự án thành phần.

Trên thực tế, rất ít dự án thực hiện thành công theo mô hình chủ đầu tư chính và các chủ đầu tư dự án thành phần. Bởi lẽ, phần lớn các chủ đầu tư thành phần yếu kém năng lực về tài chính dẫn đến không thực hiện được công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bị dở dang trên dưới 20 năm nay. Chẳng hạn dự án Khu dân cư Bình Trưng Đông – Cát Lái, dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc,…

Do vướng mắc pháp lý nên thị trường bất động sản phát triển chưa minh bạch, công bằng, chưa an toàn, lành mạnh, chưa ổn định, bền vững, thể hiện qua mô hình thị trường bất động sản như hình kim tự tháp bị lộn ngược đầu, do tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm đến khoảng 80%, còn lại là nhà ở trung cấp, không còn loại nhà ở giá vừa túi tiền và rất thiếu nhà ở xã hội.

Diệu Trang

Bài viết liên quan: Nhà đầu tư toàn cầu “dốc hầu bao” vào các công ty công nghệ Đông Nam Á mới nhất

Xem thêm:   7 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng lớn nhất Việt Nam mới nhất


ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2022%2F11%2F25%2Ftp-hcm-con-357-du-an-treo%2F

error: Alert: Content is protected !!