Chiếm đoạt tài sản là gì ? Khái niệm về chiếm đoạt tài sản

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Chiếm đoạt tài sản là cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Bài viết phân tích và làm sáng tỏ quy định về chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

1. Khái niệm chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt tài sản là (Hành vi) cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Bài viết hiện tại: Chiếm đoạt tài sản là gì ? Khái niệm về chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó (có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản). Đối tượng của hành vi này chỉ có thể là tài sản còn trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi chiếm đoạt với hành vi chiếm giữ trái phép. Đối tượng của hành vi chiếm giữ trái phép là tài sản đã thoát khỏi sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản hoặc là tài sản chưa có người quản lí. Lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý. Họ biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Trường hợp có sự nhầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lí đều không phải là trường hợp chiếm đoạt.

Hành vi chiếm đoạt coi là bắt đầu khi người chiếm đoạt bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình. Hành vi này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt (đã chiếm đoạt được).

Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn… Tuỳ thuộc vào thủ đoạn chiếm đoạt mà hành vi chiếm đoạt cấu thành tội phạm khác nhau trong nhóm các tội chiếm đoạt.

2. Đặc điểm của chiếm đoạt tài sản

Trong các tài liệu pháp lý, chiếm đoạt được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản, quyền tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ thể (nhà nước, tập thể hoặc cá nhân) thành tài sản của mình. Các đặc điểm pháp lý của hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm: luat su dat dai, luật sư đất đai

– Về mặt khách quan, hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản là: không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản, một bên tham gia hợp đồng đã chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của mình. luat su nha dat, luật sư nhà đất

– Đối tượng chiếm đoạt là tài sản và quyền tài sản. trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ ( tiền VN đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán ( ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản này phải có thực, thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.

– Về mặt chủ quan, lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích tư lợi.

Bài viết liên quan: Mệnh Sơn Đầu Hỏa Hợp Màu Gì Năm 2021? – PNJ Blog

3. Phân biệt hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định ở Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc một số các trường hợp luật định. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Xem thêm:   Hoạt hóa nốt ruồi là gì và hướng dẫn hoạt hóa nốt ruồi mới 2021 - Blog chu du 24

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau ở một số nội dung sau:

– Về thời điểm người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sau khi có giao dịch hợp pháp của hai bên, người phạm tội mới có ý định chiếm đoạt tài sản. Hay nói cách khác sau khi có được tài sản người phạm tội mới có ý định chiếm đoạt tài sản.

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ý định chiếm đoạt tài sản có trước thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước việc giao tài sản.

– Về hành vi phạm tội

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc đến thời hạn mà không trả dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp để chiếm đoạt tài sản.

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là người phạm tội đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động, bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Ở tội danh này, người có tài sản bị người phạm tội lừa dối nên mới giao tài sản cho người đó.

– Về việc sử dụng thủ đoạn gian dối

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối phát sinh sau khi nhận tài sản của người khác hay nói cách khác là người phạm tội chỉ có được tài sản sau khi có các hợp đồng hợp pháp. Thủ đoạn gian dối được thể hiện ở việc che đậy hành vi của người phạm tội nhằm không trả lại tài sản hoặc trị giá tài sản đúng nghĩa vụ của hợp đồng được giao kết trước đó. Người phạm tội có thể nói dối bị mất, bị đánh tráo hoặc rút bớt tài sản… so với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối trong tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ có xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản.

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi lừa đảo thể hiện ở việc đưa ra thông tin không đúng sự thật với nhiều cách thức khác nhau làm người này tin tưởng là thật và giao tài sản, việc giao tài sản cho người có thủ đoạn gian dối hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người bị lừa dối. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước hoặc đi liền với hành vi nhận tài sản từ người khác và được coi là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp của việc chuyển dịch tài sản từ người quản lý sang người phạm tội.

– Về thời điểm hoàn thành tội phạm

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều hoàn thành khi chiếm đoạt được tài sản. Hai tội danh này khác nhau ở thời điểm có ý thức chiếm đoạt tài sản, người phạm tội lừa đảo có ý thức chiếm đoạt ngay từ ban đầu và để đạt được mục đích chiếm đoạt đó, họ thực hiện các hành vi gian dối để nhận được tài sản rồi chiếm đoạt. Vì vậy, ngay sau khi họ nhận được tài sản cũng là thời điểm họ chiếm đoạt tài sản, là thời điểm tội phạm hoàn thành. Còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi chiếm đoạt sau khi họ đã có tài sản của chủ tài sản trong tay một cách ngay tình. Sau đó nếu họ có các hành vi như dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn… để không trả lại tài sản thì mới cấu thành tội phạm này. Do đó, thời điểm hoàn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thời điểm người phạm tội vi phạm những cam kết đã thỏa thuận, cố tình không trả, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Xem thêm:   Thư tín dụng trả chậm (Deferred L/C) là gì?

– Về trị giá tài sản bị chiếm đoạt

Bài viết liên quan: CÁC LOẠI DỊCH VỤ Y TẾ

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trị giá tài sản từ updating trở lên đồng hoặc dưới updating đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định ở BLHS thì mới phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do tính nguy hiểm cao hơn nên trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ updating đồng trở lên hoặc dưới updating đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì phạm tội.

Qua một số phân tích trên, nhận thấy: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau ở mặt khách quan mà chủ yếu là thông qua hình thức hợp đồng như thế nào. Với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc ký kết hợp đồng chỉ nhằm mục đích vay, mượn, thuê… được tài sản. Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng đã giao dịch trước và trong khi nhận tài sản không có ý thức chiếm đoạt tài sản. Sau đó nếu họ có dấu hiệu bỏ trốn hoặc đến hạn không trả dù có điều kiện khả năng trả lại tài sản, hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì mới bị coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong những trường hợp này, sử dụng thủ đoạn gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, với tội lừa đảo chiếm đoạt, người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi người bị hại trao tài sản. Nếu trong trường hợp người phạm tội có được tài sản bằng giao dịch hợp đồng với người bị hại, thì hợp đồng này thực chất là phương thức để chiếm đoạt tài sản, mang tính chất giả tạo, gian dối nhằm tạo lòng tin để người bị hại trao tài sản. Khi người phạm tội nhận được tài sản từ hợp đồng cũng là thời điểm hoàn thành của tội phạm. Hành vi gian dối là cơ sở quyết định việc chiếm đoạt được tài sản nên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Khi xem xét một hành vi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải xem xét đến các căn cứ chứng minh người phạm tội trước khi giao dịch ký kết hợp đồng có ý định chiếm đoạt tài sản hay không và hợp đồng giao dịch tài sản là ngay thẳng, hợp pháp hay gian dối.

4. Phân biệt hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là sự chuyển hóa từ giao dịch dân sự, kinh tế hợp pháp sang hành vi phạm tội. Ranh giới để có thể phân biệt hai phạm trù trên thực sự rất mờ nhạt, rất dễ nhầm lẫn. Cơ sở để có thể phân biệt rõ ràng ranh giới này chính là việc chúng ta cần xác định rõ người vi phạm hợp đồng có hay không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. Chỉ khi người vi phạm hợp đồng có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thì ta mới có thể khởi tố họ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hay nói cách khác chúng ta phải có căn cứ chứng minh được học có cố ý không trả lại tài sản không, có mục đích chiếm đoạt tài sản không, bên vi phạm có thực sự mất quyền sở hữu tài sản hay chưa… Các dấu hiệu này đã được quy định trong cấu thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: bỏ trốn, dùng thủ đoạn gian dối, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không trả lại được tài sản, đến hạn trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện nhưng cố tình không trả. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn rất nhiều vụ việc nhầm lẫn giữa hai vấn đề này.

5. Phân biệt hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản là loại tội phạm điển hình trong nhóm tội phạm tham nhũng. Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vu, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Ở hai tội này có những điểm giống nhau là: cả hai hành vi phạm tội đều xâm phạm quyền sỡ hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất; mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi. Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khác nhau ở các dấu hiệu sau đây:

Xem thêm:   Sao kê ngân hàng (Bank Statement) là gì? Yêu cầu đối với sao kê ngân hàng

– Về khách thể, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản mà người phạm tội nhận được một cách ngay thẳng thông qua các hình thức hợp đồng. Trong khi tội tham ô sài sản xâm phạm khách thể trực tiếp là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý.

– Về chủ thể, chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường, chỉ cần có đủ các điều kiện của chủ thể là đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý về tội danh này. Còn đối với tội tham ô, chủ thể phải thỏa mãn các dấu hiệu của chủ thể tội phạm thông thường, còn cần có thêm một dấu hiệu nữa: là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản bị chiếm đoạt. Những người không có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm về tội tham ô tài sản với vai trò là người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức.

– Về mặt khách quan, cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng cách thức và biện pháp chiếm đoạt khác nhau. Ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản biểu hiện ở hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc đến hạn có khả năng, điều kiện nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp để chiếm đoạt tài sản. Tội tham ô tài sản là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí thành tài sản cá nhân, làm mất đi một khối lượng tài sản nhất định hoặc do cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến updating để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!