Dân chủ trực tiếp là gì ? Khái niệm về dân chủ trực tiếp

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Dân chủ trực tiếp là khái niệm xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị thế giới. Ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới khi ghi nhận rõ quyền con người, quyền tự do dân chủ và phương thức hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân.

1. Khái niệm dân chủ

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tuy nhiên, dân chủ với tính cách là giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất.

Bài viết hiện tại: Dân chủ trực tiếp là gì ? Khái niệm về dân chủ trực tiếp

2. Các hình thức dân chủ

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Giữa hai hình thức này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và chuyển hoá cho nhau. Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chẳng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công dân chuyển giao quyền lực của mình cho người đại diện ư những đại biểu dân cử và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp bằng cách:

Thứ nhất, tham gia vào hội nghị hiệp thương nhân dân để lựa chọn các ứng cử viên hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với một hay một số ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn; thứ hai, thông qua việc bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh bạch, để lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của chính mình. Ngược lại, đến lượt mình, các đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) khi thực hiện quyền lực của công dân (cử tri) giao cho thì lại cần phải dựa trên phương thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là tham gia một cách trực tiếp và thể hiện ý chí của mình trong việc lập pháp cũng như các công việc quan trọng khác của Nhà nước.

Xem thêm:   iPhone Global là gì? Cách phân biệt iPhone GSM và iPhone CDMA - Thegioididong.com

3. Khái niệm dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ. Với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Theo nghĩa đó, dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc, bản chất của khái niệm dân chủ ((demokratia/ƌƞµο- ĸρтіⱭ tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “quyền lực/sự cai trị của nhân dân”)… Chính vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực/nguyên nghĩa và được xem là biểu hiện cho chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Ở Việt Nam, qua bốn bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 4992 đều có quy định về trưng cầu ý dân (Hiến pháp năm 1946 – Điều 32. 70; Hiến pháp năm 4959 – Điều 53; Hiến pháp năm 1980 – Điều 100; Hiến pháp năm 1992 – Điều 84). Do những điều kiện khách quan, chủ quan, cho đến nay, chưa có cuộc trưng cầu ý dân nào được tiến hành. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI đã có dự án luật về trưng cầu ý dân. Bầu cử các đại biểu thay mặt mình ở cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng. Nghị quyết của các cuộc họp dân chủ trực tiếp ở cơ sở cũng là hình thức dân chủ trực tiếp khá phổ biến ở nhiều nước. Các cuộc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật tuy không trực tiếp, nhưng cũng là hình thức dân chủ được coi trọng.

Bài viết liên quan: Bạc để làm trang sức có phải là bạc ta ? Bạc ta là bạc gì ?

Ở nước ta, quan niệm về dân chủ trực tiếp có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều thống nhất cho rằng: Dân chủ trực tiếp cần được hiểu là sự thể hiện ý chí một cách trực tiếp của người dân về một vấn đề nào đó thuộc phạm vi quyền lực nhà nước mà không cần thông qua tổ chức hay cá nhân nào. Sự thể hiện ý chí này có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải được thi hành ngay. Theo cách hiểu này, trưng cầu ý dân và Hội nghị nhân dân của nam giới ở các thành bang Hy Lạp cổ đại là hai hình thức duy nhất của dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên, chế độ dân chủ trực tiếp ở Aten (Hy Lạp-508-322 trước Công nguyên), đế quốc La Mã cổ đại (509-27 trước Công nguyên) chưa hoàn chỉnh, bởi quyền bỏ phiếu chỉ được trao cho các công dân nam, còn phụ nữ, người nước ngoài và nô lệ không được hưởng quyền này.

Dân chủ trực tiếp là phương thức tôn trọng và thực hiện dân chủ trong các tổ chức, cộng đồng hay xã hội, theo đó quyền dân chủ của các thành viên trong tổ chức, hội đó được thực hiện một thành viên đó.

Xem thêm:   Nghị định là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách thức soạn thảo nghị định

Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý… Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.

4. Phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay

Phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp còn có nhiều quan niệm khác nhau xuất phát từ góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, về cơ bản, khoa học chính trị và pháp lý Việt Nam có sự đồng thuận tương đối trong việc thừa nhận những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm: bầu cử, bãi miễn đại biểu, trưng cầu ý dân, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; bỏ phiếu toàn dân và lấy ý kiến có tính quyết định tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số hình thức khác thể hiện ý chí của công dân cũng mang dấu hiệu của dân chủ trực tiếp (tính trực tiếp thể hiện ý chí, tính tự mình thực hiện, tính quyền lực) cũng có thể được xem là các biểu hiện đa dạng của dân chủ ở Việt Nam: khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội, tư vấn xã hội, dân nguyện. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tiếp cận, phân tích những phương thức cơ bản nhất, mang đầy đủ những đặc trưng của dân chủ trực tiếp là: là một chế độ gắn liền với Nhà nước, phân biệt với các quyền cụ thể; là cách thức làm chủ của nhân dân: thể hiện ý chí trong các lĩnh vực liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; được thể hiện ý chí một cách trực tiếp, không phải thông qua một chủ thể trung gian nào và có hiệu lực trực tiếp, phải được thi hành ngay.

Do đó, theo các tiêu chí trên, chúng tôi cho rằng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam có các phương thức thực hiện cơ bản sau:

– Bầu cử và bãi miễn đại biểu dân cử

– Trưng cầu ý dân

– Dân chủ trực tiếp ở cơ sở

Trên thực tế, ở mức độ nhất định, một số hình thức hoạt động quyền lực khác của người dân cũng phản ánh những đặc trưng mang tính bản chất của dân chủ trực tiếp ở các mức độ khác nhau. Các hình thức đó cũng cần được nhận diện như là những biểu hiện đa dạng và đặc thù của dân chủ trực tiếp trong cơ chế thực hiện quyền lực ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp cơ bản, có tính phổ biến được pháp luật thực định Việt Nam quy định.

Bài viết liên quan: Cấu hình máy tính là gì? Cách kiểm tra chuẩn nhất – Acup.vn

Xem thêm:   Dự án đầu tư phát triển là gì?

Các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp có thể là việc đóng góp ý kiến vàc các quyết sách và văn bản quản lí của chính t6 chức đó hoặc bầu cử trực tiếp dân chủ trực tiếp đượi một loạt các thiết chế pháp lí cụ thể về các hình thức. phương tiện, cơ chế, thông qua đó, nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ, thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình. Thông thường, trong chế định dân chủ trực tiếp, trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất, qua đó, nhân dân trực tiếp biểu thị ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề có tính quốc sách. Trên thế giới, Ở nhiều nước, trưng cầu ý dân được xem là hình thức dân chủ thuần khiết.

5. Ưu điểm và nhược điểm của dân chủ trực tiếp

Ưu điểm của dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ thuần khiết nhất: Mọi thành viên của cộng đồng, xin nhấn mạnh là mọi thành viên, đều có quyền ra quyết định. Tất cả đều được trình bày quan điểm và lợi ích mà không phải thông qua chính trị gia hay đảng phái, tổ chức nào. Ai ai cũng được tiếp cận thông tin, có thông tin và có cơ hội hiểu biết.

Nhược điểm của dân chủ trực tiếp thì chắc bạn đọc có thể thấy ngay: Nó quá lý tưởng, và với quy mô dân số như ở các quốc gia hiện nay thì dân chủ trực tiếp trở thành không tưởng.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến updating để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!